Sử dụng ong ký sinh chuyên tính ANAGYRUS LOPEZI quản lý bền vững rệp sáp bột hồng gây hại cây khoai mì

Thứ hai - 15/11/2021 20:00 805 0

Rệp sáp bột hồng có tên khoa học là “Phenacoccus manihoti, là loài dịch hại mới, nguy hiểm, khó phòng trừ bằng biện pháp hóa học, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng khoai mì. Tháng 02 năm 2012, Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ghi nhận rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại trên cây khoai mì và đã lây lan nhanh chóng, bùng phát thành dịch trên địa bàn tỉnh từ tháng 05 năm 2013. Từ đó, rệp sáp bột hồng tiếp tục lây lan, gây hại các vùng nguyên liệu khoai mì tại nhiều tỉnh thành trong cả nước


Hình 1: rệp sáp bột hồng gây hại trên lá khoai mì
Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  tỉnh Tây Ninh

Tuy nhiên, sau 09 năm xuất hiện gây hại tại Việt Nam, vào ngày 05/8/2021, Tây Ninh là tỉnh đầu tiên công bố khống chế thành công, bền vững đối với dịch hại rệp sáp bột hồng bằng biện pháp sử dụng ong ký sinh chuyên tính Anagyrus lopezi. Đây là biện pháp có thể áp dụng rộng rãi tại các vùng chuyên canh khoai mì trên cả nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng khoai mì, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu các sản phẩm khoai mì và hơn hết là góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Thông tin chi tiết tại chuyên mục "Tây Ninh dùng ong ký sinh diệt sạch rệp sáp bột hồng hại cây sắn" trên kênh Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân (VTC16) và được truy cập theo địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=TZKiwUgrKws&t=4s



Đồng thời, trên cơ sở kết quả đạt được trong việc sử dụng ong ký sinh chuyên tính Anagyrus lopezi để quản lý bền vững rệp sáp bột hồng, ngành bảo vệ thực vật đang tiếp tục triển khai, nghiên cứu và phát triển việc áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học trong quản lý các đối tượng gây hại cây trồng mà trọng tâm là sử dụng các loài thiên địch như: ong ký sinh, côn trùng bắt mồi, các loài nấm ký sinh côn trùng gây hại, … trong thời gian tới.


                                                                Chi cục Trồng trọt và BVTV (PTTBVTV)




  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây