Trong những năm qua, ngành chăn nuôi ở huyện Dương Minh Châu đã có bước phát triển mới và đạt được kết quả khá toàn diện, tốc độ phát triển nhanh theo hướng chăn nuôi an toàn và bền vững. Nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đã được thực hiện trên địa bàn huyện, tạo ra xu thế phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững.
Xác định chăn nuôi là một trong những ngành mũi nhọn và trở thành lĩnh vực chính trong sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, huyện Dương Minh Châu đã chỉ đạo các ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn tập trung xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình mới nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rộng rãi trong chăn nuôi; tập trung phát triển các giống vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao như: Bò lai sind, heo hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng… theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp đi đôi với biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững. Huyện DMC đã tập trung phát triển các loại vật nuôi có thế mạnh lớn là heo, gà, vịt…; chú trọng chuyển đổi diện tích canh tác cây trồng kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện đã hình thành những mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo mô hình chuỗi liên kết dọc giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Mô hình này bước đầu đã góp phần chuyển đổi chăn nuôi qui mô nhỏ sang qui mô lớn cung cấp một khối lượng thực phẩm lớn cho thị trường. Những mô hình hoạt động theo hướng này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét như mô hình liên kết chăn nuôi heo, gà, vịt của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam với người nông dân đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn nhưng đồng thời cũng gópphần phát triển chăn nuôi bền vững. Chuồng trại được thiết kế hiện đại, khoa học, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, chủ động kiểm soát nhiệt độ đáp ứng sinh lý vật nuôi, giảm phát sinh dịch bệnh, giảm rủi ro trong chăn nuôi, có hệ thống vệ sinh tiêu độc sát trùng và quy trình xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến tháng 6/2017, toàn huyện có 16 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh và 06 trang trại chăn nuôi heo theo mô hình VietGAHP.
Trong chăn nuôi, các cấp, các ngành và cơ quan chuyên môn của huyện luôn đặt công tác phòng, chống dịch bệnh lên hàng đầu. Chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo định kỳ. Thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn giống, thức ăn, kiểm soát vận chuyển, giết mổ…..Khuyến khích, hướng dẫn người chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Do vậy, những năm qua tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện tăng mạnh cả về quy mô và số lượng nhưng không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường đã đưa quy mô chăn nuôi của huyện Dương Minh Châu ngày càng tăng, tạo ra một bước chuyển dịch mới trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, để khuyến khích nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả hướng tới phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững ở các địa bàn trên toàn huyện, các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi dễ tiếp cận nguồn vốn xây dựng để phát triển các mô hình liên kết chăn nuôi, góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại địa phương
Một số hình ảnh:
Trại gà lạnh và hố sát trùng phương tiện vận chuyển trước khi vào trang trại
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện DMC
Ý kiến bạn đọc