Tân Châu chuyển đổi chăn nuôi heo sang Mô hình chăn nuôi bò thịt

Thứ ba - 03/09/2019 14:00 219 0
Tân Châu chuyển đổi chăn nuôi heo sang Mô hình chăn nuôi bò thịt

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam có những bước phát triển. Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu nhanh từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp. Từng bước gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Đặc biệt là đã có sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn, đó là nền tảng bền vững cho nền chăn nuôi Việt Nam trong tương lai.

Bên cạnh đó ngành Chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế như hệ thống sản xuất chưa đồng bộ, khâu liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề lớn, cản trở bước tiến của ngành chăn nuôi với ba vấn đề lớn là giá thành sản phẩm, thương hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, giá gia cầm trong nước vẫn cao hơn các nước trong khu vực khoảng từ 17-18%, ở Việt Nam đã có một số thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên quy mô, diện tích vùng của sản phẩm chưa lớn, công tác xúc tiến thương mại chưa đầy đủ, dù sản xuất được sản phẩm tốt, ngon, đẹp nhưng ít người biết đến, nhiều người không ăn, ít người xem. Vì vậy mà khó tiêu thụ sản phẩm[của ngành chăn nuôi Việt Nam là giá thành cao, do thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn, chỉ trong 5 tháng tính từ đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1,6 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Ngoài ra phần lớn qui mô chăn nuôi gia đình là quá nhỏ bé, không áp dụng được công nghệ hiện đại và khó bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng suất chăn nuôi ở Việt Nam chỉ bằng 25% đến 30% của thế giới, so sánh với Mỹ thì chỉ bằng 30%. Tất cả những nguyên vật liệu cơ bản như bắp, đậu nành là hai nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi thì đều nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Mỹ và Nam Mỹ) dẫn tới giá thành rất cao. Ngoài ra con giống cũng phải nhập khẩu, những chất phụ gia thuốc thú y cũng đều nhập khẩu nên giá thành chăn nuôi Việt Nam gần như cao nhất thế giới[6]. Chỉ một số ít người nuôi heo theo phương thức VAC vườn ao chuồng kết hợp trồng trọt, nuôi thủy sản và nuôi heo thì mới có thể có giá thành cạnh tranh.

Để tạo sự đột phá cho ngành chăn nuôi, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 1267/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 6 năm 2017 về phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020.

Hiện nay huyện Tân Châu những hộ chăn nuôi heo ngày có xu hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân như rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh, từ đó nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề. Chỉ tính riêng trong giai đoạn hiện nay do tình hình dịch tả lợn Châu phi, người chăn nuôi lợn đang giảm đàn về phát triển chăn nuôi lợn do hiệu quả kinh tế chưa cao cộng giá thành sản phẩm thấp, cụ thể giá thịt lợn hơi nhiều nơi dưới 30.000 đồng/kg do nguồn cung thịt lợn quá lớn dẫn tới dư thừa. Từ đó nhiều hộ chăn nuôi heo đã chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi bò do hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tận dụng tối đa nguồn phụ phế phẩm công nông nghiệp sẵn có tại địa phương, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Vì vậy để thực hiện ngành chăn nuôi bò thịt huyện phát triển bền vững, hiệu quả thì người chăn nuôi phải hiểu biết các kiến thức cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi như sau:

 1. Phương thức và quy mô chăn nuôi

Nuôi bò thịt theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn hoặc bán chăn thả tùy theo điều kiện cụ thể của từng nông hộ/trang trại.

Quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nông hộ/trang trại, nhưng 1 trại nuôi cần có tối thiểu 3-5 bò cái giống sinh sản và tổng đàn thường xuyên có mặt khoảng 10-12 con.

2. Xây dựng trang trại

Vị trí: chuồng trại phải được xây ở khu đất rộng có vị trí cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh, và riêng biệt để đảm bảo vệ sinh môi trường một cách tốt nhất

Kích thước chuồng: diện tích tổng tùy thuộc vào số lượng đàn bò, chiều cao chuồng nên từ 3,2-3,5 m, còn chiều dài thì tùy theo ý muốn. Diện tích cho mỗi bò, gồm chuồng (được che mái) khoảng 3 m2 và sân chơi cho bò vận động (không che mái, không tráng xi măng) khoảng 5 m2.

Hướng chuồng: xây dựng theo hướng Nam hoặc Đông nam.

Nền chuồng: thiết kế mặt nền chuồng cao hơn sân vườn và có độ dốc thoai thoải về phía sau để nước thoát dễ dàng, không gây ứ đọng, mất vệ sinh. Sử dụng những loại gạch lát nền có độ nhám cao hoặc đổ bê tông để chống trơn trượt cho đàn bò.

Mái chuồng: mái cần có độ cao 3,2-3,5 m và có độ dốc. Chất liệu làm mái có thể dùng ngói, tấm lợp, mái tranh.

Máng ăn, máng uống: chia máng ăn, máng uống riêng thành nhóm để nuôi các đối tượng bò theo từng giai đoạn sinh lý khác nhau. Sử dụng xi măng để xây máng ăn cũng như máng uống cho bò hoặc dùng máng gỗ tùy theo điều kiện của từng hộ chăn nuôi.

Rãnh thoát nước: bố trí rãnh thoát nước (kích thước từ 20-25 cm) ở cả 2 phía sau và phía trước với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước chung.

Hố phân: xây dựng hố phân bằng các vật liệu như gạch, tráng xi măng và thiết kế nắp đậy cho hố phân. Có thể dùng chung hố phân với các hình thức chăn nuôi khác.

3. Chọn giống

Lựa chọn con giống có khả năng tăng trọng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và nguồn thức ăn ở địa phương như giống bò cái lai sind  và  bò đực như:  Charolais, bò Simmental, Brahman, Angus….bằng phương pháp phối giống trực tiếp hoặc gieo tinh nhân tạo

4. Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc nuôi dưỡng bê từ sơ sinh đến 4-5 tháng tuổi:

Bê khi mới sinh ra phải được lau khô, cắt rốn, bóc móng và cho bú sữa đầu. Giai đoạn này cần nuôi bò mẹ tốt để có đủ lượng sữa cho bê bằng cách bổ sung cỏ, thức ăn thô khác và thức ăn tinh tại chuồng. 

Tập cho bê ăn từ tuần thứ 3 trở đi để bê quen dần với các loại thức ăn, giúp hệ tiêu hóa của bê phát triển tốt cho giai đoạn sau cai sữa. Vệ sinh tốt, tiêm phòng đầy đủ và định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bê.

Chăm sóc nuôi dưỡng bò trong giai đoạn từ 6-18 tháng.

Cai sữa cho bê sau 4-5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn chuyển đổi chế độ nuôi dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn thô xanh nên cần đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê. Ngoài việc chăn thả, có thể sử dụng thức ăn thô khác như rơm, vỏ khoai mỳ và thức ăn tinh như rỉ mật, cám trong giai đoạn 4-8 tháng và giai đoạn bò tơ mang thai 3 tháng cuối.

Bò tơ thường động dục lần đầu vào 12–13 tháng tuổi, nhưng chỉ nên phối giống cho bò tơ lúc 14 tháng tuổi với khốilượng trên 220 kg và thành thục sinh dục hoàn chỉnh.

Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái.

Bò cần cho ăn theo đúng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với trọng lượng và giai đoạn sinh lý (nuôi con, mang thai) được tính toán theo tiêu chuẩn NRC và theo thực tế khả năng cung cấp cỏ xanh từ đồng cỏ chăn thả.

Lưu ý:

Bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ trong giai đoạn 3-4 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn nuôi bê con, chú ý đến việc theo dõi động dục lại sau sinh và phối giống cho bò mẹ (ghi lại ngày phối giống, dự kiến ngày bò đẻ để có kế hoạch chăm sóc bò đẻ tốt nhất)

Chăm sóc nuôi dưỡng bò đực giống.

Khi bò đực được 2 năm tuổi mới đưa vào phối giống. Thời gian đầu cho bò đực phối 1 lần/tuần, sau đó tăng lên 4 lần/tuần, không nên cho bò phối giống nhiều.Chủ yếu cho bò đực ăn cỏ, tránh nuôi bò đực quá mập làm ảnh hưởng đến khả năng phối giống. Những ngày bò đực phối giống nên bồi dưỡng cho bò đực từ 2-3 kg cám, chú ý luân chuyển bò đực qua nhóm khác để phối giống hoặc loại thải bò đực để tránh sự đồng huyết.

Chăm sóc nuôi dưỡng bò nuôi giết thịt:

Phân nhóm nuôi riêng và thiến bê đực sau cai sữa để vỗ béo. 

Tăng cường lượng thức ăn tiêu thụ từ giai đoạn sau cai sữa bằng cách tạo điều kiện ngon miệng tối đa, tăng cường thức ăn tinh, đặc biệt là thức ăn cung cấp nhiều năng lượng như rỉ mật hoặc khoai mỳ lát trong giai đoạn bỗ béo tích cực (4 tháng trước khi xuất bán).

Lượng thức ăn bổ sung

Các loại thức ăn bổ sung có thể sử dụng gồm: rơm khô, vỏ khoai mỳ, khoai mỳ lát, rỉ mật và cám hỗn hợp. Ngoài ra, cần bổ sung thêm đá liếm cho bò.Tùy giai đoạn sinh lý, thể trạng mà tính toán lượng thức ăn cần bổ sung cho đàn bò. Bình quân mỗi con bò cần bổ sung khoảng 16 kg cỏ xanh, 3,4 kg thức ăn thô khô, 1,5 kg rỉ mật, 0,3 kg cám hỗn hợp hoặc khoai mỳ lát và đá liếm tự do.

5. Quy trình vệ sinh thú y

Một số nguyên tắc chung về vệ sinh chăn nuôi:

Chuồng trại đảm bảo độ thông thoáng, có nhiệt độ, ánh sáng và mật độ nuôi hợp lý.

Có cổng vào, hố sát trùng để kiểm soát sự lây truyền dịch bệnh do xe cộ, người ra vào.

Có đồ bảo hộ, phòng thay đồ và nơi vệ sinh trước và sau khi ra khỏi trại cho công nhân cũng như khách tham quan…

Có khu cách ly cho bò mới nhập trại, nơi cách ly nuôi bò bệnh, khu xử lý gia súc bệnh-chết, hố ủ phân và hệ thống xử lý nước thải.

Có kho dự trữ thức ăn, kho thuốc thú y và các vật dụng chăn nuôi khác.

Định kỳ phun xịt sát trùng khu chăn nuôi, diệt côn trùng, chuột…

Định kỳ dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ chuồng trại luôn khô ráo, rửa và thay hố sát trùng đầu dãy chuồng.

Định kỳ phát quang cây, cỏ xung quanh trại.

Không ra vào thường xuyên khu chăn nuôi khi không cần thiết, ra vào mỗi khu trại đều phải nhúng ủng qua hố sát trùng đầu dãy./.

Trạm CNTY Tân Châu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây