DÙNG LÁ MÌ Ủ CHUA LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC

Thứ ba - 19/02/2013 16:05 661 0
Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lai, ngành chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết thức ăn trong mùa khô và vụ Đông Xuân. Ủ lá mì (phế phẩm sau thu hoạch mì) làm thức ăn cho gia súc là một trong những giải pháp tốt.

Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lai, ngành chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết thức ăn trong mùa khô và vụ Đông Xuân. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số biện pháp ủ thức ăn giúp người dân tận dụng một số phụ phế phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi như lá mì, đọt mía, rơm rạ...

Như chúng ta đã biết, củ mì rất giàu tinh bột, nhưng protein rất ít (1%), ngược lại lá mì rất giàu hàm lượng protein (5%). Một ha mì khi thu hoạch trung bình được 5 –6 tấn ngọn lá, 25 tấn củ.

Nhưng lá mì dạng tươi có chứa độc tố (HCN), làm cho gia súc ít ăn, nếu ăn số lượng nhiều có thể gây ngộ độc làm cho gia súc chết, ăn lượng thấp gia súc chậm lớn, còi cọc rụng lông. Để giảm độc tố (HCN)  trong lá mì, tăng khả năng thèm ăn cho gia súc, chúng tôi hướng dẫn phương pháp ủ chua lá mì (sắn) làm thức ăn cho gia súc, dự trữ tốt trong Đông Xuân và mùa khô cho gia súc.

 

Phương pháp ủ chua như sau:

1/ Chuẩn bị :

* Nguyên liệu:

Cây mì ( sắn) sau khi thu hoạch, ngọn và lá mì được gom lại chất lên xe mang về nhà dùng dao băm nhỏ 2 –3cm rãi đều trong mát , không được đọng nước và cố gắng thực hiện ủ trong 1 ngày

* Hố ủ:

Tuỳ thuộc vào mỗi gia đình chăn nuôi, nếu có điều kiện nên xây hố ủ nửa nỗi nửa chìm, xây trên vùng đất  cao ráo và không thấm nước

- Kích thước hố ủ : Chúng ta tính sao  cứ 1m3  có thể ủ được 500 – 600kg lá khoai mì

- Chung quanh thành hố ủ phải chắc chắn có thể xây xi măng để tránh nước mưa lọt vào hố ủ

            - Độ kín hố ủ: Hố ủ trong điều kiện lên men yếm khí, chúng ta đậy bề mặt hố ủ càng kín càng tốt, không được ngấm nước mưa trong suốt thời gian ủ

- Vật liệu để lót hố ủ: Tốt nhất là bao nilông, vải áo mưa rách, bao đựng thức ăn gia súc, lá chuối tươi...Nhằm mục đích tăng độ kín và tránh thức ăn  ủ không bị nhiễm bẩn trong suốt thời gian ủ

Nếu gia đình chăn nuôi có điều kiện có thể xây hố ủ như sau: Hố ủ xây bằng gạch, xi măng giá thành cao nhưng có thể sử dụng lâu dài, tốt nhất xây nửa nỗi nửa chìm, dụng cụ để lót hố ủ cũng bằng nilông, vải áo mưa rách, bao thức ăn, lá chuối tươi...

2/ Tiến hành ủ:

* Phối trộn nguyên liệu theo thành phần và tỷ lệ:

+ 100 kg ngọn lá mì băm nhỏ 2 –3cm

+ 6-7 kg bột mì khô hoặc cám gạo

+ 0,5 kg muối bọt

 

* Cho nguyên liệu vào hố ủ:

 - Cách làm 1:  Trước hết  bột mì hoặc cám gạo và muối trộn đều, sau đó có thể trộn lá mì và cám gạo sẵn ngoài sân, tiếp đến bôc vào hố ủ từng lớp có độ dày 15 - 20cm dùng chân đè nén thật chặt nếu hố ủ lớn dùng máy kéo nén thật chặt càng chặt  tốt , cứ lần lượt từng lớp cho đến khi đến hết lá mì

- Cách làm 2:  Cân lá mì đã băm sẵn rồi rải vào hố hố ủ từng lớp có độ dày 15 –20cm rồi rắc cám có trộn sẵn muối trên mặt lá mì rồi dùng chân nén thật chặt, cứ lần lượt từng lớp cho đến khi hết  lá mì

 

* Che phủ và lấp hố ủ:

Sau khi nén hết lá mì, chúng ta dùng bao nilon, hoặc áo mưa rách, bao ni lông đựng thức ăn, lá chuối tươi..., phủ kín lên bề mặt hố ủ. Sau đó dùng xẻng, xúc đất lấp bề mặt hố ủ( độ dày 30 –40cm), nén thật chặt có hình mô để nước mưa không thấm xuống hố ủ. Dùng thêm lá mía hoặc rơm phủ kín lên để tránh mưa thấm xuống.

 

3/ Cách lấy và sử dụng:

Lá mì được ủ trong vòng 50 –60 ngày, có thể lấy ra cho gia súc ăn, lá ủ đúng kỹ thuật, chất lượng tốt  có độ pH = 4,0 – 4,5  màu vàng nhạt, mùi thơm dưa muối.

Khi lấy ra cho gia súc ăn, chúng ta nên cố gắng lấy ở một góc hố ủ cho gọn gàng và đậy kín lại để nước mưa không rơi vào và không nên mở hết bề mặt hố ủ lên làm thức ăn bị hư. Quản lý tốt, thức ăn có thể dự trữ được 5 –6 tháng, cho ăn tươi không nên nấu chín, cho gia súc ăn tự do, có thể trộn lẫn cám vào lá mì ủ chua, nhưng tốt nhất cho ăn khô gia súc ăn được nhiều hơn. Đối với bò sữa, vắt sữa xong mới cho ăn lá mì ủ chua nếu cho ăn trước lúc vắt sữa làm sữa có mùi chua chất lượng sữa sẽ kém

 

Lá mì ủ chua giàu protein và vitamin, kích thích tiêu hoá làm gia súc ăn mau lớn, dự trữ thức ăn trong mùa khô và vụ Đông Xuân  là mùa khan hiếm thức ăn gia súc.

 Trần Thị Cẩm –TTKN-2006

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây