LÀM GIÀU TỪ CHĂN NUÔI NUÔI TRÂU

Thứ hai - 04/02/2013 22:15 243 0
Nếu ai có đến ấp Long Hưng xã Long Thuận huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh hỏi đến Anh Lê Văn Trà Xiêm nuôi trâu từ qui mô nhỏ nay trở thành trang trại lớn thì ai cũng đều biết. Vợ chồng anh và hai con sống trong trang trại với một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc

Lê Văn Trà Xiêm xuất thân từ một gia đình nông dân có 10 anh em, hiện ngụ ấp Long Hưng xã Long Thuận huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh.

Khi lập gia đình anh cũng như các anh chị khác trong gia đình, anh được cha mẹ cho 0,5 ha đất vườn để làm ăn sinh sống. Cuộc sống của hai anh chị và một đứa con phụ thuộc vào 0,5 ha đất và công việc làm thuê hàng ngày, quây quần với công việc điều kiện kinh tế của anh chỉ tạm đủ ăn. Để cải thiện cuộc sống, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình anh chọn giải pháp chăn nuôi gia súc ( nuôi trâu ). Bước đầu vì không có tiền anh chị gom góp tất cả số tiền tích lũy mua được 02 con trâu ốm giá rẻ về nuôi. Sau một năm chăm sóc với tính cần cù chăm chỉ, chịu khó học hỏi của anh, hai con trâu đã không phụ lòng anh sinh được 02 nghé cái. Với những kinh nghiệm học hỏi và kinh nghiệm của bản thân anh cảm thấy muốn đạt được hiệu quả lợi nhuận nhanh chỉ có cách mua trâu ốm về chăm sóc tốt đđể trâu mập bán sẽ cho lợi nhuận cao.

Từ đó anh quyết định  làm kinh tế bằng cách chăn nuôi trâu, anh mua trâu ốm về vỗ béo nếu con nào tốt để lại làm nái, con nào xấu bán thịt. Cứ như vậy sau 4 năm khởi nghiệp nuôi, anh có được 40 trâu cái nền và tạo được việc làm cho 04 lao động. Lợi dụng địa hình thiên nhiên ưu đãi cho cánh đồng rộng giữa biên giới Việt Nam và Cambodia (Căm pu chia) nên rất thuận tiện cho việc anh phát triển đàn trâu.

Anh cho biết trong khi nuôi anh rất chú ý theo dõi về sức khỏe của đàn trâu. Mỗi sáng khi thả trâu đi ăn anh  quan sát kỹ từng con, bám sát đàn phát hiện kịp thời và chính xác những con bị bệnh. Anh thường xuyên trao đổi học hỏi kỹ thuật cán bộ thú y xã và tham gia các lớp tập huấn của trạm khuyến nông từ đó anh có biện pháp phòng ngừa kịp thời các bệnh như: Bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả. Những bệnh thông thường anh tự mua thuốc về điều trị. Ngòai việc chăm sóc tốt anh còn cho biết là nguồn nước cũng là một yếu tố quan  trọng đối với  đàn trâu, nhờ có nguồn nước tự nhiên từ sông Cầu Thúc Mút giữa xã Long Thuận và xã Long Khánh đủ lượng nước để trâu tắm, vì việc đằm nước hàng ngày cũng là một trong những yếu tố quyết định thêm trong việc tăng trọng của đàn trâu.

Hiện nay trang trại của anh nằm cách Cầu Thúc Mút khỏang 700 m, anh thiết kế xây bể dài bơm nước sạch cho trâu uống trước khi vào chuồng nghỉ, anh cung cấp thêm cỏ vào buổi tối, cỏ được cắt từ cánh đồng nuôi cỏ của anh. Đến nay anh có được 400 con Trâu và 12 ha đất. Hàng năm số trâu bán ra ( kể cả trâu đẻ ra và trâu mua về vỗ béo để bán) khoảng 120 con, bình quân mỗi con bán 5 triệu đồng, thu nhập  khoảng 600 triệu đồng từ tiền bán trâu, ngoài ra anh còn thu khoảng 20 triệu đồng từ  tiền bán phân trâu và giải quyết được cho 12 lao động có việc làm thường xuyên.

Nếu ai có đến ấp Long Hưng xã Long Thuận huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh hỏi đến Anh Lê Văn Trà Xiêm nuôi trâu từ qui mô nhỏ nay trở thành trang trại lớn thì ai  cũng đều biết.  Vợ chồng anh và hai con sống trong  trang trại với một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

Vương Văn Sơn-CTVKN xã Long Thuận Bến Cầu-2006.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây