MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH VÀNG LÙN VÀ LÙN XOĂN LÁ

Thứ hai - 04/02/2013 20:45 591 0
Hiện nay, hai bệnh VL và LXL đang gây hại nghiêm trọng cho lúa. Chúng ta tìm hiểu về hai bệnh quan trọng nầy và xem xét các giải pháp mà Ban Chỉ Đạo Chống Dịch Bệnh VL và LXL đã đề ra.

 

                      Hiện nay có ba bệnh virút quan trọng do  rầy nâu truyền bệnh

                     1.Bệnh lúa cỏ hay lúa cỏ dòng 1

                     2.Bệnh vàng lùn (lúa cỏ dòng 2)

                     3.Bệnh lùn xoắn lá 

•Hai bệnh VL và LXL đang gây hại nghiêm trọng cho lúa vụ ba của cả ĐBSCL và toàn Miền Đông Nam Bộ và miền nam Trung Bộ.  

(Lùn xoắn lá)

•Chúng ta tìm hiểu về hai bệnh quan trọng nầy và xem xét các giải pháp mà Ban Chỉ Đạo Chống Dịch Bệnh VL và LXL đã đề ra.  

1 Bệnh Vàng Lùn (Bệnh Lúa Cỏ dòng 2):

Vì sao gọi là bệnh lúa cỏ dòng 2
•Bệnh lúa cỏ trước kia có triệu chứng giống buội cỏ, bao gồm: Lùn, buội lúa đâm rất nhiều chồi,lá lúa vàng lợt
 

•Bệnh vàng lùn hiện nay có triệu chứng khác hơn:  

–Nhảy chồi kém  

–Lá màu vàng cam  

•Lúa cỏ dòng hai do cùng loại virus với lúa cỏ dòng 1:

        Cùng hình dạng

        Cùng kích thước

        Cùng phản ứng kháng huyết thanh 

•Lúa cỏ dòng 2 chỉ khác ở:  

– Triệu chứng thể hiện ra  

–Tấn công được giống lúa kháng với virus dòng 1  

•Khi xét nghiệm với ELISA cả hai bệnh có cùng phản ứng giống nhau.

 Để tránh nhầm lẩn với lúa cỏ (lúa mọc như cỏ), hội nghị BVTV do Cục chủ trì năm 1996 đề nghị đặt tên cho bệnh lúa cỏ dòng 2 là bệnh Vàng Lùn

Triệu chứng: 

–Lùn  

–Lá có màu vàng cam, trên lá vàng từ chóp lá vào  

–Góc lá hơi xòe ngang  

–Kém nhảy chồi

-Bệnh nặng làm cho chồi lúa hoặc cả buội lúa chết rụi

-Rễ buội lúa bệnh vàng lùn thường không bị thúi 

Nguyên nhân 

•Bệnh do virus gây ra: Tên virus là RGSV dòng 2

•Virus có dạng sợi dài  2 μm, ngang 6-8 nm 

Cách lan truyền bệnh:  

–Lan truyền bởi rầy nâu (Nilaparvata lugens)  

–Không lan truyền qua:cọ xát hoặc vết thương, qua hạt, qua đất hoặc nước.

Cách truyền bệnh VL của rầy nâu 

•Thời gian lấy mầm bệnh từ cây lúa mắc bệnh:

–Ngắn nhứt:    1 giờ (33% có khà năng truyền bệnh).

–Nếu lấy mầm bệnh 2 giờ thì khả năng truyền bệnh là 100%. 

•Thời gian ủ vi rút trong RN để có thể truyền bệnh:

–Ngắn nhứt: 1 ngày (33% có khà năng truyền bệnh).

–Tối hảo:     4 ngày (100% có khà năng truyền bệnh). 

–Có thể truyền bệnh suốt cuộc đời của RN

       Virút lưu tồn bền trong rầy nâu, không truyền qua trứng. 

       Cây lúa mắc bệnh:

Thời gian ủ bệnh của cây lúa (từ khi truyền bệnh đến lúc triệu chứng xuất hiện): 

–Ngắn nhứt:  11 ngày, dài nhứt:     21 ngày  

•Liên quan giữa thời gian ủ virút của RẦY NÂU và thời gian ủ bệnh của CÂY LÚA:  

– Thời gian ủ virút ngắn, thời gian ủ bệnh dài và ngược lại, cụ thể: Ủ virút 2 ngày: ủ bệnh 19 ngày, ủ virút 11 ngày: ủ bệnh 11 ngày.  

Đặc điểm triệu chứng:

•Màu sắc của cây lúa bệnh: Từ xanh nhạt đến vàng nhạt đếnvàng cam đến vàng khô

•Vị trí lá bị vàng: Lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên  

•Vết vàng trên lá: Từ chóp lá vàng lần vào bẹ.

•Đặc điểm của lá lúa bệnh: Lá có khuynh hướng xòe ngang 

•Bệnh làm giảm chiều cao chồi lúa bệnh, cụ thể: Bị truyền bệnh sớm: giảm đến 39% chiều cao, bị truyền bệnh trể: giảm 5% chiều cao.

 •Bệnh làm giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh: Nhẹ: giảm 13%, bệnh nặng: giảm 66%

2. Bệnh lùn xoắn lá

Triệu chứng của bệnh Lùn Xoắn Lá thể hiện 7 loại triệu chứng:

1.Lùn và lá vẫn giữ màu xanh, đậm hơn bình thường.

2.Lá bị xoắn ở chóp lá

3.Lá bị rách tưa ra ở dọc rìa lá

4.Gân lá sưng to và trên phiến lá có u bướu

5.Đâm nhiều chồi hơn bình thường

6.Đâm chồi ở các đốt thân bên trên mặt đất

7.Bị nghẹn khi trổ bông.•

Buội lúa có chồi đâm ra từ đốt thân bên trên mặt đất 

•Bông lúa lúc trổ không thoát ra khỏi bẹ lá cờ và hạt lúa bị lép và lững  

•Lá lúa luôn giữ màu xanh, thậm chí còn xanh đậm hơn lá lúa khỏe.  

•Buội lúa bệnh không bao giờ chuyển sang tình trạng chín (tức buội lúa bệnh không chuyển sang màu vàng).  

•Buội lúa bệnh sống rất dai và giữ virus bên trong

Tác nhân gây bệnh Lùn Xoắn Lá 

            •Bệnh Lùn Xoắn Lá do vi rút gây ra

•Tên vi rút gây bệnh: RRSV (rice ragged stunt virus), ký sinh trong mạch li be và trong tế bào của các bướu ở lá 

Cách lan truyền của bệnh lùn xoắn lá như bệnh vàng lùn  

•Bệnh không lan truyền qua:  

–Hạt giống  

–Nước   

–Không khí  

–Đất   

–Tác nhân cơ giới.  

•Lan truyền qua côn trùng môi giới là rầy nâu (Nilaparvata lugens)

Rầy nâu và vi rút gây bệnh lùn xoắn lá, vi rút RRSV lưu tồn bền trong rầy nâu, nhưng không truyền qua trứng 

•Rầy nâu phải lấy mầm bệnh trong 8 giờ, sau đó vi rút được ủ trong rầy nâu trong 2 ngày đến 33 ngày (trung bình 9 ngày) mới truyền bệnh  

•Rầy nâu chích hút cây lúa 1 giờ bắt đầu có thể truyền bệnh. Chích hút càng dài khả năng truyền bệnh càng cao  

•Thời gian ũ bệnh trong cây lúa là từ 2 đến 3 tuần  

•Ở một số giống lúa có hiện tượng tái hồi phục tạm thời 

3-Cây lúa bị truyền 2 bệnh virút cùng lúc: 

•Một bụi lúa có thể mắc cả hai bệnh lùn xoắn lá lẫn vàng lùn cùng lúc:  

–Cả hai triệu chứng cùng xuất hiện trên một bụi lúa.  

–Lá lúa ít bị xoè ra. Có cả lá vàng lẫn lá xanh đậm  

–Lá vàng có vết rách và xoắn.  

–Thời gian ủ bệnh dài hơn (bệnh xuất hiện muộn hơn).  

–Mức độ lùn như nhau.  

–Không tăng hoặc giảm số chồi

•Ngoài đồng ruộng hiện nay chúng ta thường gặp cả hai triệu chứng bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cùng buội lúa.

•Triệu chứng hổn hợp có khác với triệu chứng đơn thuần của từng bệnh.  

•Triệu chứng đơn thuần của lùn xoắn lá hiếm gặp hơn so với đơn thuần bệnh vàng lùn.

•Ở một số ruộng, một buội lúa bị nhiễm ba bệnh: vàng lùn, lùn xoắn lá và ngộ độc hữu cơ.

Thông tin được biên soạn từ bài giảng của PGS Phạm Văn Kim Trường Đại học Cần Thơ-2006

 

 

 

 


 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây