NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG SẢN XUẤT LÚA HÈ THU

Thứ sáu - 01/02/2013 16:05 439 0
Diện tích lúa Hè Thu ở Tây Ninh hàng năm chiếm 40.000ha –50.000ha chiếm khoảng 30 – 35% so với diện tích canh tác lúa cả năm. Vụ sản xuất lúa Hè Thu là vụ sản xuất có nhiều bất lợi so với vụ Mùa và vụ Đông Xuân, bài viết một số giải pháp chính nhằm khắc phục những bất lợi trong sản xuất lúa Hè Thu góp phần nâng cao hiệu quả cho người sản xuất lúa

 

 

Diện tích lúa Hè Thu ở Tây Ninh hàng năm chiếm 40.000ha –50.000ha chiếm khoảng 30 – 35% so với diện tích canh tác lúa cả năm. Vụ sản xuất lúa Hè Thu là vụ sản xuất có nhiều bất lợi so với vụ Mùa và vụ Đông Xuân do những nguyên nhân sau:

-Thời tiết Nam bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng chia làm 2 mùa rõ rệt-mùa mưa và mùa nắng. Vụ hè thu là vụ nằm giao điểm giữa 2 mùa. Những nơi chủ động được nước tưới thường xuống giống sớm, nên thời kỳ phát triển cây con đến thời kỳ đẻ nhánh cây lúa nằm hoàn toàn trong cuối mùa nắng. Những nơi xuống giống đúng vụ sẽ nằm hoàn hoàn vào đầu mùa mưa sẽ có những lúc hạn không có nước tưới ảnh hưởng đến việc chăm sóc.

                -Nhiệt độ trong thời điểm giáp vụ rất nóng và oi bức rất thuận lợi cho quá trình phát sinh của sâu, bịnh.

               Ruộng sản xuất lúa Hè Thu thường có hiện tượng xì phèn (tùy điều kiện từng vùng mà mức độ xì phèn khác nhau) nguyên nhân là do nhiệt độ cao làm tăng sự thoát hơi nước, kéo theo các sắt, nhôm di động (ion Fe, Al) di chuyển từ dưới lên theo các mao mạch hòa vào nước làm cho môi trường nước bị chua (pH giảm) ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bộ rễ cây lúa, làm cho việc hút dinh dưỡng bị hạn che, nếu phèn nặng sẽ làm cho cây lúa ngộ độc.

Khi cày, xới sẽ làm đảo tầng đất, phèn từ dưới lên tầng trên cũng góp phần làm chua đất. Các xác bã thựcvật vụ trước trong quá trình phân hủy cũng làm chua đất (sản sinh ra H+)

             - Nếu ruộng bị phèn thường thiếu lân do lượng lân có trong đất thường bị cố định (lân khó tiêu) cây lúa sinh trưởng rất yếu nếu không đáp ứng lượng phân lân kịp thời.

- Cuối vụ Đông Xuân năm 2005/2006 đã có rầy nâu xuất hiện phá hại, trên nhiều khu vực và nhiều tỉnh ĐBSCL trong đó có Tây Ninh, vì thế rầy nâu sẽ lây lan sang vụ Hè thu nên cần lưu ý phòng trị.

Giữa vụ và cuối vụ lúa Hè Thu có những cơn mưa đầu mùa kèm theo  cơn giông và lôc dễ làm cho lúa dễ đổ ngã sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. 

Những biện pháp cần khắc phục trong sản xuất lúa hè thu 

1/ Giống lúa chọn để sản xuất trong vụ HT

a) Giống chịu phèn nhẹ:

* Giống lúa: OM 1490

Thời gian sinh trưởng(TGST) cực ngắn (88-94 ngày). Thích ứng rộng, năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo khá tốt. Hơi nhiễm đến nhiễm rầy nâu (cấp 5), nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 7-9). Thực tế trong sản xuất đại trà, giống nhiễm đạo ôn trên diện rộng và cháy rầy cục bộ

* Giống lúa: OM 2717

TGST ngắn (từ 90-95 ngày), cứng cây, chống đổ tốt; Thích hợp sản xuất cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, chất lượng gạo khá tốt, ít bạc bụng, tỉ lệ gạo nguyên cao (55%); Hạt hơi nhỏ (khối lượng1000 khoảng 22-24 gram); OM 2717 nhiễm rầy nâu (cấp 5-7) và đạo ôn (cấp 7-9), cần áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp.

* Giống lúa: OM 3536

TGST cực ngắn (85-90 ngày), chất lượng gạo rất tốt, không bạc bụng, mặt gạo đẹp, hạt thon dài, hàm lượng Amylose trung bình, có mùi thơm

Năng suất khá cao, vụ Đông Xuân có thể đạt 5 – 6,5 tấn /ha,Hè Thu đạt 3,5 – 4,0 tấn /ha. Giống nhiễm rầy nâu (cấp  5-7) và đạo ôn điểm (cấp 5).

* Giống lúa: MTL 250

TGST từ 98-104 ngày, cứng cây, chống đổ tốt, có thể gieo trồng cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, chất lượng gạo tốt, thơm nhẹ; Giống hơi nhiễm đạo ôn (cấp 5) và rầy nâu (cấp 5)

MTL 250 phù hợp vùng SX lúa chủ động tưới tiêu, đất phù sa ngọt hoặc phèn nhẹ, diện tích gieo trồng MTL 250 có su hướng giảm.

b) Giống chịu phèn

* Giống lúa: VDN 95-20

TGST ngắn (90-95 ngày), năng suất cao và ổn định trong cả 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân; Chịu phèn khá, hơi bị nhiễm rầy nâu (cấp 5), hơi bị đạo ôn (câp 5), chất lượng gạo tốt. VND 95-20 đã phát triển rộng và ổn định trong nhiều năm qua ở hầu hết các tỉnh phía Nam.

*Giống lúa:OM576 (còn được gọi là giống trâu nằm), giống lúa này dễ làm, cho năng suất ổn định trong vụ hè thu và vụ mùa, ít nhiễm sau bệnh. Chất lượng gạo trung bình khá.

* Giống lúa: AS996

TGST 94-98 ngày, cứng cây, chịu phèn khá, có thể gieo trồng cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, chất lượng gạo tốt (hạt thon dài, ít bạc bụng); Giống nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn (cấp 3-5), hơi bị nhiễm rầy nâu (cấp 5)

AS 996 đã được công nhận chính thức và phát triển trên diện tích rộng nhiều năm qua, nhưng diện tích sản xuất có su hướng giảm

 * Giống lúa: OM 2514

TGST ngắn (từ 92-98 ngày), dạng hình đẹp, đẻ nhánh khỏe, thích hợp sản xuất cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu; Chất lượng gạo khá tốt: Hạt thon dài, ít bạc bụng, tỷ lệ nguyên cao (50-55%), hàm lượng Amylose trung bình; Năng suất khá cao và ổn định. Chịu phèn khá, hơi nhiễm rầy (cấp 5) và bệnh đạo ôn (cấp 5). Tốc độ mở rộng diện tích sản xuất OM2514 tăng rất nhanh, năm 2004 chỉ đạt khoảng 420 ha, tăng lên 31.800 ha năm 2005.

OM2514 nhiễm đạo ôn và rầy nâu trong sản xuất đại trà vụ Đông Xuân 2005/2006.

* Trong điều kiện sản suất lúa Hè thu không nên sản suất giống lúa dài ngày (115 –120 ngày) sẽ gây bất lợi cho người  sản xuất: Như dễ đổ ngã chim, chuột sẽ dồn về gây hại trên ruộng lúa, khó khăn trong vấn đề phòng trừ. 

2/ Khắc phục đất phèn:

* Rửa phèn:

Những ruộng cặp theo sông Vàm Cỏ Đông lợi dụng nước thủy triều để rửa phèn. Khi nước ròng thì tháo nước ra, khi nước lớn lấy lấy nước vô, tùy theo ruộng nếu có nhiều phèn thì rửa 3 –4 lần và ngược lại. Những vùng chủ động được nước tưới theo hệ thống kênh lòng hồ cũng thực hiện như trên sẽ hạn chế được mức độ nhiễm phèn. lưu ý: Trước khi rửa chua tháo phèn không nên bón phân vì sẽ bị rửa trôi).

* Dùng vôi:

Nên bón vôi trước lần cày cuối cùng, tùy theo mức độ nhiễm phèn mà số lượng bón cũng khác nhau có thể bón từ 200 – 500kg/ha.

* Bón phân lân bổ sung:

Ruộng bị nhiễm phèn thường thiếu lân, thường bị cố định trong đất, vì thế cần bón lân bổ sung bằng lượng phân lân dễ tiêu: DAP (16-48-0); các dạng phân tổng hợp (20-20-15; 16-16-8…). Nếu bón phân lân lót trên nền đất chua cần lưu ý nên bón phân lân Văn Điển (Apatit nung chảy), không nên bón các dạng lân sinh lý chua vì có gốc axit sẽ làm tăng độ chua của đất như: Super lân, lâm thao… 

* Khi đã xuống giống rồi (từ giai đoạn cây con – đẻ nhánh) nếu bị nhiễm phèn hoặc bị khô hạn nên sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao để giúp cây lúa phát triển khi bộ rễ hoạt động kém. 

            Trên đây là một số giải pháp chính nhằm khắc phục những bất lợi trong sản xuất lúa Hè Thu góp phần nâng cao hiệu quả cho người sản xuất lúa.

Ks Nguyễn Văn Nhành-2006

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây