TĂNG MẬT ĐỘ TRỒNG BẮP LAI ĐỂ ĐẠT 10 TẤN/HA

Thứ sáu - 01/02/2013 20:55 239 0
Năng suất bình quân của bắp lai tại Tây Ninh đạt khoảng 6tấn/ha, làm sản xuất bắp lai kém hiệu quả. Bài viết cung cấp thông tin về giải pháp đưa năng suất bắp lai đạt hiệu quả cạnh tranh là 10 tấn/ha

 

 

Cách đây khoảng 10 năm, diện tích trồng bắp lai ở Tây ninh chỉ tính không quá 2 con số. Đến nay diện tích trồng bắp lai đã gần 8.000ha và đến năm 2010 diện tích đạt 10.000ha (theo Báo cáo số 506/BC-SNN&PTNT ngày 20 tháng 6 năm 2006 về tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm và xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 –2010), năng suất bình quân của bắp lai đạt khoảng 6tấn/ha (bắp hạt đã phơi khô ẩm độ 13 –14 %) với năng suất này thì diện tích trồng bắp lai sẽ khó có thể tồn tại khi một số cây trồng khác hiệu quả sản xuất cao hơn nhiều (lợi thế so sánh). Như vậy người sản xuất sẽ chuyễn sang trồng bắp giống, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hiệu quả tương đối khá hơn so với trồng bắp lai.

Như chúng ta đã biết, bắp lai là những mặt hàng nông sản kém sức cạnh tranh nhất khi chúng ta hội nhập vào kinh tế thế giới nguyên nhân năng suất thấp, giá thành cao, nhưng cũng chỉ đáp ứng cho các nhà máy chế biến nguyên liệu thức ăn gia súc khoảng 20 - 30% so nhu cầu trong nước. Vì thế nhập bắp lai ở các nước là điều tất nhiên rẻ hơn so với mua nguyên liệu bắp lai của việt nam. Như vậy trồng bắp giống không phải nơi nào cũng sản xuất đươc, hoặc chuyển sang trồng một loại cây trồng khác có hiệu quả hơn thì không cần phải bàn, nhưng thực tế diện tích trồng bắp lai vẫn còn sản xuất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Muốn cho người sản xuất bắp lai đạt năng xuất cao (>10tấn/ha) giá thành hạ, tăng hiệu quả cho người trồng bắp và đủ sức cạnh tranh với bắp lại nhập nội, người sản xuất cần lưu ý các vấn đề chính như sau: 

Tăng mật độ trên ha

Tăng số cây trên ha: Mỗi cây bắp sẽ mang từ 1 đến 2 trái, như vậy tăng số cây chúng ta sẽ tăng được số trái, nhưng tăng số cây trên cơ sở phải hợp lý như chọn giống bắp lai phải có khả năng tăng mật độ như bộ lá đứng hoặc hơi đứng để tăng khả năng quang hợp. 

Hướng gốc lá:

Cây con phải được trong ươm trong bầu khi cây được 2 – 3 lá đưa ra ruộng trồng và định hướng cho lá bắp phải thẳng góc với hàng bắp, với phương pháp này sẽ tăng chi phí công trồng.  

Tăng lượng phân bón hợp lý:

Muốn có năng suất 6 tấn/ha bắp hạt thì cây cần sử dụng 120N – 50P2O5 – 120K2O. Như vậy muốn có năng suất 10 tấn/ha bắp hạt thì cây sử dụng 200N – 83P2O5 – 200K2O (Kali nhu cầu sử dụng trong nền nông nghiệp hiện đại NXBNN 1995).

Việc đưa năng suất bắp lai trên 10 tấn/ha ở Tây Ninh chưa có người nông dân nào đạt được. Qua Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ về Thâm canh cây bắp lai tổ chức tại Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trong đó báo cáo điễn hình CLB Bình Minh gồm 108 hộ với  diện tích 117ha niên vụ Đông xuân 2005 –2006 11,46tấn/ha có trường hợp cá biệt đạt 12tấn/ha cụ thể CLB đã áp dụng biện pháp kỹ thuật như sau:

Về mật độ và khoảng cách

Số lượng giống sử dụng 20 – 25kg/ha.

Cách trồng theo phương pháp dồn hàng: Hàng đơn cách nhau 30 –35cm; Hàng kép cách 80cm như vậy mật độ cây khoảng 100.000cây/ha.

Tổng lượng phân bón/ha: 200DAP; 600 Urê; 250 Kali.

Chia làm 3 giai đoạn:

- 8 ngày sau khi gieo(SKG) bón thúc 200kg Urê + 250kgDAP.

- 25 ngày SKG bón thúc 200kg Urê + 100kg Kali/ha.

- 40 – 45ngày SKG bón thúc 200kg Urê + 150kg Kali.

Trước khi bón phân, cần làm cỏ lấp đất hạn chế sự thất thoát phân bón.

Với phương pháp đơn giản đã giúp CLB đưa năng suất trên 10 tấn/ha,

Tổng thu 10.000kg x 2400đ (giá bán) = 24.000.000đ.

Lãi 24.000.000đ – 8.400.000đ (chi phí) = 15.600.000đ. 

Chúng ta thử so sánh 2 cách trồng bắp lai mới và cũ:

         

 

 

Khoản mục

Cách sản xuất cũ

Cách sản xuất mới

Mật độ/ha

12 –15kg

20 – 25kg.

Số lượng cây/ha

45 – 55.000cây.

80.000 – 100.000cây

Lượng phân bón

300 Urê; lân 600kg: 100 Kali

 200DAP; 600 Urê; 250 Kali.

Năng suất

6.000kg

10.000kg

Doanh thu

6.000kg x 2.400đ = 14.400.000đ

24.000.000đ

Chi phí

6.000.000

8.4000.000đ

Lãi

8.400.000

15.600.000đ

 

                 Như vậy việc trồng bắp lai đạt năng suất cao 10 tấn trên ha không phải là việc khó với dân Tây Ninh, chỉ cần chúng ta tự điều chỉnh  trong sản xuất như tăng mật độ, sử dụng lượng phân bón hợp lý kết hợp được tính cần cù thì sẽ có kết quả như mong muốn.

Ks Nguyễn Văn Nhành-2006

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây