Bác Hồ kính yêu đã từng nói:"Đất nước ta có rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu". Quả thật vậy: Rừng là một kho tàng thiên nhiên vô cùng phong phú. Ngoài tác dụng vô giá trong việc chống lũ lụt, chống hạn hán, chống xói mòn, chắn gió, chắn cát...Rừng còn là một tài sản quí giá với nhiều sản vật:
Gỗ quí với các loại cây nhóm I như: Cẩm, trắc, gõ, liêm...Đây là các loại gỗ dùng để đóng đồ mộc cao cấp có giá trị cao, nhiều bộ bàn ghế có tuổi thọ hàng trăm năm trong những lâu đài cung điện, các đồ trang trí nội thất được làm từ chất liệu gỗ đều có giá trị rất cao, hơn hẳn các chất liệu khác. Các mặt hàng gỗ càng gia tăng giá trị khi được chạm trổ công phu, khắc khảm xà cừ ngọc trai.
Các cây thuộc nhómII như: Dầu, vênh vênh, trai... ngoài tác dụng đóng đồ mộc như, tủ, bàn, ghế, dùng làm nhà...còn dùng làm vật liệu đóng ghe, tàu, xe...
Rừng không những cung cấp gỗ mà còn cung cấp cho con người nguyên liệu để làm thủ công mỹ nghệ. Rừng là chốn nương thân của các loại, mây,tre, nứa, bởi các loại này thích hợp dưới tầng bóng râm của cây.
Rừng là kho dược liệu quí với vô số loại thảo dược trong rừng, vì thế nên mới có câu " người nước nam nằm trên đóng thuốc mà chết", ý muốn nói nước Nam có rất nhiều dược liệu quí nhưng chưa biết khai thác.
Rừng là ngôi nhà hạnh phúc của muôn loài chim thú, từ các loài thú quí hiếm có trong sách đỏ đến các loài thú có số lượng lớn thì rừng vẫn là nơi lưu trú , nuôi dưỡng chúng từ bao đời nay. Trên tầng cây cao là tổ ấm của nhiều loài chim chóc, vượn khỉ, tổ ong...
Trên không là vương quốc của các loài bay lượn(lớp chim). Trên mặt đất là lớp thú, vậy dưới mặt đất là gì? đấy là lớp bò sát, côn trùng. tất cả các loài cây con tập hợp lại tạo cho rừng một kho tàng thiên nhiên hùng vĩ.
Ngoài giá trị vật chất, rừng còn đem đến cho con người giá trị tinh thần độc đáo đó là cảnh quan. Ngoài ra rừng còn là phổi xanh của con người,với chức năng quang hợp cây đã hút khí CO2 là một loại khí độc hại được sinh ra trong quá trình hô hấp và thải ra khí oxi, một loại dưỡng khí cần cho sự sống con người và các sinh vật khác.
Ngày nay ngành du lịch sinh thái rất phát triển, con người thích đến những nơi hoang sơ, vì nơi đây có không khí trong lành, nhất là ban ngày đi bộ dưới những tán cây rừng thì rất mát mẻ, sảng khoái vì dưới tầng lá dầy có nhiều Ion âm.Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất trong năm, có nơi (Miền Trung) do chịu ảnh hưởng của gió lào, nhiệt độ có khi lên đến 39-40oC tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy rừng, có những cánh rừng được chăm sóc và bảo vệ chu đáo được nhà nườc công nhận là rừng Quốc gia, chỉ trong 24h sau đã tan tành khói lửa,vì một chút bấn cẩn, một chút thiếu ý thức của người đi nương rẫy, lâm tặc...đã vứt 1 tàn thuốc nhỏ, hoặc nấu cơm mà quên không dập hoặc dập không kỹ... Đã dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, huỹdiệt nhiều tài sản quốc gianhư: gỗ quí, nhà cửa của các loại thú, chim chóc, các loại bò sát sống trong hang cũng bị nướng chín thiêu rụi.
Một cánh rừng nguyên sinh như thế, muốn kiến thiết lại phải cần thời gian vài chục năm thậm chí vài trăm năm mới được.Vì vậy Bác Hồ mới có câu "Vì lợi ích trăm năm trồng người". giáo dục một thế hệ người có kiến thức, ý thức là cả trăm năm.
Những hành vi thiếu ý thức của chúng ta bây giờ, đã làm cháy hết những cánh rừng lâu năm có giá trị về nhiều mặt. Rừng chưa được trồng lại hoặc chưa đủ lớn , con cháu của chúng ta phải đối mặt với lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh. những loại cây con quí hiếm phải tuyệt chủng, gỗ quí và các loại dược liệu trở nên khang hiếm. Chừng đó các con cháu chúng ta có kêu gào thì tiếng kêu ấy cũng vào cõi mênh mong không lời đáp.
Hậu quả của việc làm thiếu ý thức đã gây hậu quả dài lâu. Bởi vậy vì thế hệ mai sau, chúng ta cần hết sức nêu cao tinh thần bảo vệ rừng, nhất là trong những tháng mùa khô...
Nguyễn Thị Mơ
Ý kiến bạn đọc