HIỆU QUẢ TỪ CHUYỂN ĐỔI GIỐNG MÍA MỚI CỦA NÔNG DÂN TRỒNG MÍA HUYỆN TÂN BIÊN

Thứ tư - 09/11/2022 10:45 837 0
Mía là cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường – nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày. Đây cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tân Biên nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung. Cây mía có nhiều ưu thế vượt trội hơn các loại cây trồng ngắn ngày khác. Về mặt sinh học, mía có khả năng thích ứng rộng do dễ canh tác, có khả năng sinh trưởng tốt trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, có khả năng tái sinh mạnh. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân có thể xử lý ruộng mía, chăm sóc để mầm gốc tiếp tục tái sinh cho vụ sau, giảm chi phí về giống trong sản xuất.
Ruộng mía của ông Nguyễn Thanh Thủy
Ruộng mía của ông Nguyễn Thanh Thủy

HIỆU QUẢ TỪ CHUYỂN ĐỔI GIỐNG MÍA MỚI CỦA NÔNG DÂN TRỒNG MÍA HUYỆN TÂN BIÊN

Mía là cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường – nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày. Đây cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tân Biên nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung. Cây mía có nhiều ưu thế vượt trội hơn các loại cây trồng ngắn ngày khác. Về mặt sinh học, mía có khả năng thích ứng rộng do dễ canh tác, có khả năng sinh trưởng tốt trên nhiều vùng sinh thái khác nhau,  có khả năng tái sinh mạnh. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân có thể xử lý ruộng mía, chăm sóc để mầm gốc tiếp tục tái sinh cho vụ sau, giảm chi phí về giống trong sản xuất.

Hiện nay, các giống mía cũ như LK92-11, KK3, K95-84… đang bị thoái hóa nặng, biểu hiện qua việc cây mía bị bệnh trắng lá, bệnh thối đỏ, khả năng tái sinh gốc kém làm năng suất giảm mạnh. Việc tìm và đưa một giống mía mới có năng suất cao, kháng sâu bệnh vào sản xuất là một việc vô cùng cấp thiết cho vùng mía nguyên liệu Tân Biên, góp phần đem lại lợi nhuận cho bà con trồng mía.

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Thanh Thủy ngụ tại xã Mỏ Công, huyện Tân Biên một nông dân trồng mía lâu năm đã mạnh dạn áp dụng trồng giống mía mới KK4 được ông lấy từ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng mía đường TTC Tây Ninh. Với diện tích trồng 02 ha mía tơ ông Thủy đã thu về sản lượng 200 tấn. Như vậy, bình quân năng suất mía tơ là 100 tấn/ha, chữ đường CCS bình quân là 9,8. Tính trung bình ông Thủy đã thu về lợi nhuận khoảng 30.000.000 đồng/ha. Trong vụ trồng 2021 vụ thu hoạch 2022 ông đã trồng mới thêm 10 ha và lưu gốc 2 ha giống mía KK4. Theo đánh giá giống mía KK4 này tái sinh gốc tốt trên 90%, ít đổ ngã, chữ đường cao.  Và năng suất mía lưu gốc ông thu về được là 80 tấn/ha.

Bên cạnh việc sử dụng giống mía mới thì việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào quá trình trống, chăm sóc và thu hoạch cũng góp phần tăng năng suất cây mía. 

 

Ruộng mía của ông Nguyễn Thanh Thủy áp dụng kỹ thuật đánh lá mía

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BẢO THỰC VẬT TÂN BIÊN

 

 

Tác giả: Bao ve thuc vat

Nguồn tin: Chi cục Trồng trọt và BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây