Tài liệu kỹ thuật

Quản lý bệnh đốm rong gây hại cây trồng địa bàn huyện Tân Biên

Quản lý bệnh đốm rong gây hại cây trồng địa bàn huyện Tân Biên

  •   31/10/2024 01:33:00 PM
  •   Đã xem: 139
  •   Phản hồi: 0
Thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trong đó, bệnh đốm rong là một trong những đối tượng đã phát sinh và gây hại trên một số diện tích cây ăn quả của huyện Tân Biên như cây sầu riêng, cây bưởi,… Đây là một đối tượng gây hại thường xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, vườn trồng mật độ dày, cành nhánh quá rậm rạp và khi cây bị suy yếu, sức đề kháng kém như ở giai đoạn trước và sau khi thu hoạch hoặc khi cây được chăm sóc kém.
Phòng trừ rệp sáp trên cây đu đủ

Phòng trừ rệp sáp trên cây đu đủ

  •   14/10/2024 04:39:00 PM
  •   Đã xem: 386
  •   Phản hồi: 0
Đu đủ là loại ăn quả, có thể ăn quả chín hoặc ăn quả sống (chế biến các món như dưa mắm chay hoặc mặn, nấu canh vv…), là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều vùng đất và được lựa chọn trồng chuyên canh hay xen canh trong các vườn cây ăn trái tại Thị xã Hòa Thành. Rệp sáp giả, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh xoăn lá, thán thư, nấm bồ hóng...là bệnh gây ảnh hưởng nặng đến quả đu đủ. Để đảm bảo chất lượng và năng suất cho bà con nông dân trồng cây đu đủ, Trạm trồng trọt và BVTV Hòa Thành hướng dẫn cách nhận diện và một số biện pháp phòng trừ rệp sáp giả trên cây đu đủ.
Hướng dẫn phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây nhãn

Hướng dẫn phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây nhãn

  •   19/09/2024 03:22:00 PM
  •   Đã xem: 511
  •   Phản hồi: 0
Nhằm giúp cho nông dân giảm thiệt hại do bệnh chết nhánh gây ra, ngày 06 tháng 9 năm 2024, Trạm trồng trọt và BVTV Thị xã Hòa Thành phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã Trường Đông tổ chức lớp tập huấn phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây Nhãn cho 20 nông dân trồng Nhãn trên địa bàn. Nội dung hướng dẫn cho nông dân cách nhận biết triệu chứng và các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhánh trên Nhãn.
Khắc phục sầu riêng bị méo trái

Khắc phục sầu riêng bị méo trái

  •   04/05/2024 08:11:00 AM
  •   Đã xem: 1095
  •   Phản hồi: 0
Sầu riêng đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây ăn trái khác, trong đó thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh có khoảng 80 ha diện tích trồng sầu riêng trong thời kỳ kinh doanh. Năng suất ước đạt 20 - 25 tấn/ha tuỳ theo vườn. Giá bán cho thương lái dao động từ 45.000 - 55.000 đồng/kg. Riêng với trái sầu riêng bị méo trái, giá bán giảm xuống, dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của nhà vườn.
Phòng trừ muỗi hành (sâu năn) trên cây lúa

Phòng trừ muỗi hành (sâu năn) trên cây lúa

  •   26/02/2024 04:39:00 PM
  •   Đã xem: 3957
  •   Phản hồi: 0
Muỗi hành (sâu năn) chỉ gây hại trên cây lúa từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh (15 – 35 ngày sau sạ), trước khi có đòng.Trên địa bàn tình Tây Ninh, tổng diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân 2023 – 2024 tính đến ngày 22/02/2024 là 45.341 ha, trong đó giai đoạn mạ là 295 ha, đẻ nhánh 2.034 ha, làm đòng 10.144 ha, trổ - chắc xanh 24.409 ha, chín 7.656 ha
Phòng trừ Rầy nhảy (Rầy phấn) trên cây sầu riêng

Phòng trừ Rầy nhảy (Rầy phấn) trên cây sầu riêng

  •   16/08/2023 03:28:00 PM
  •   Đã xem: 7028
  •   Phản hồi: 0
Sầu riêng là loại cây ăn quả được thị trường ưa chuộng, để sản xuất sầu riêng đạt hiệu quả, bên cạnh kỹ thuật canh tác tốt, việc thường xuyên kiểm tra vườn và phòng trừ kịp thời các loài sinh vật gây hại phổ biến là nội dung quan trọng, cần được quan tâm thực hiện. Rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn) có tên khoa học là Allocaridara malayensis, là đối tượng gây hại phổ biến, quan trọng trên cây sầu riêng.
Xuất hiện sâu đầu đen hại dừa tại huyện Tân Châu - Tây Ninh

Xuất hiện sâu đầu đen hại dừa tại huyện Tân Châu - Tây Ninh

  •   05/07/2023 11:32:00 AM
  •   Đã xem: 814
  •   Phản hồi: 0
Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) là một loài sâu hại khá phổ biến trên cây dừa ở nhiều nước gồm Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanma, Indonesia và gần đây gây hại nặng tại các vườn dừa ở Thái Lan. Loại sâu hại này được xem là dịch hại chính ở những nước trồng dừa vì chúng có khả năng phá hại vô cùng nghiêm trọng. Ngoài ra, sâu đầu đen còn được ghi nhận gây hại trên cau kiểng, cọ và chuối.
Rệp sáp bột hồng hại cây mì

Dịch hại trên cây khoai mì trong mùa khô và biện pháp phòng trừ

  •   03/03/2023 10:12:00 AM
  •   Đã xem: 4324
  •   Phản hồi: 0
Huyện Tân Châu hiện có trên 17.900 hecta khoai mì. Trong đó, mì vụ Hè thu và vụ mùa năm 2022 là 5.900 hecta, vụ đông xuân 2022-2023 là trên 12.000 hecta. Do thời điểm hiện tại là cao điểm của mùa khô, nắng nóng gay gắt và khô hạn, nên đây là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển mạnh một số dịch hại trên cây khoai mì như nhện đỏ, rệp sáp, rệp sáp bột hồng...Qua kiểm tra đồng ruộng, hiện nay một số diện tích khoai mì trên địa bàn huyện đã bị nhện đỏ và rệp sáp gây hại. Để bảo vệ cây trồng trong mùa khô, hạn chế dịch bệnh phát sinh gây hại; đề nghị người sản xuất quan tâm một số dịch bệnh xảy ra: nhện đỏ, rệp sáp, rệp sáp bột hồng.
TRIỂN KHAI SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC  THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC

TRIỂN KHAI SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC

  •   21/02/2022 11:00:00 PM
  •   Đã xem: 607
  •   Phản hồi: 0
Nông nghiệp là một trong những ngành có đặc điểm nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu đang xảy ra hiện nay là thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, xuất hiện ngày càng nhiều và gia tăng cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán, lốc xoáy, … ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất; thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; suy thoái tài nguyên đất; đe dọa đa dạng sinh học, . Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp nước ta nhất là lĩnh vực sản xuất đang tích cực áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa
TRIỂN KHAI SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC THEO VIETGAP TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ

TRIỂN KHAI SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC THEO VIETGAP TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ

  •   18/02/2022 10:00:00 PM
  •   Đã xem: 674
  •   Phản hồi: 0
Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả nước ta có bước phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, năng suất, sản lượng, góp phần tích cực vào tăng trưởng ngành nông nghiệp, tạo thu nhập cho nông dân. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phổ biến Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho 9 loại cây ăn quả chủ lực (chuối, xoài, dứa, thanh long, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn, chôm chôm) đến các tổ chức, cá nhân và địa phương tham khảo áp dụng rộng rãi trong sản xuất
PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

  •   08/12/2021 12:00:00 AM
  •   Đã xem: 1567
  •   Phản hồi: 0
Sầu riêng là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tại Tây Ninh, sầu riêng được trồng chủ yếu tại huyện Gò Dầu với trên 900 ha, chiếm khoảng 41% diện tích canh tác sầu riêng trên địa bàn tỉnh. Bênh chết ngọn cây sầu riêng trong những năm gần đây xảy ra tại vùng trồng sầu riêng thâm canh như huyên Gò Dầu. Nông dân cần chú ý một sô kỹ thuât trong quá trình chăm sóc
QUẢN LÝ BỆNH VÀNG LÁ – THỐI RỄ TRÊN CÂY MÃNG CẦU

QUẢN LÝ BỆNH VÀNG LÁ – THỐI RỄ TRÊN CÂY MÃNG CẦU

  •   07/12/2021 11:00:00 PM
  •   Đã xem: 1369
  •   Phản hồi: 0
Mãng cầu là loại cây trồng có diện tích canh tác chiếm tỷ trọng lớn trong các loại cây ăn trái trên địa bàn thành phố Tây Ninh. Năm 2021, tổng diện tích mãng cầu vào khoảng 2.000 ha, trong đó hơn 1.800 ha đang giai đoạn kinh doanh, năng suất bình quân vào khoảng 14,8 tấn/ha. Cây mãng cầu có thể thâm canh rải vụ và cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nhất là tại khu vực xung quanh chân núi Bà Đen. Trong quá trình canh tác, thường xuất hiện một số sinh vật gây hại như: rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi đục trái, bệnh nấm hồng, … nhất là bệnh vàng lá – thối rễ đang có điều kiện thuận lợi để phát sinh gây hại. Để quản lý tốt bệnh vàng lá – thối rễ, bà con nông dân cần lưu ý một số thông tin cơ bản về bệnh
MÔ HÌNH “Ủ PHÂN CÁ HỮU CƠ HỘ GIA ĐÌNH”

MÔ HÌNH “Ủ PHÂN CÁ HỮU CƠ HỘ GIA ĐÌNH”

  •   07/12/2021 11:00:00 PM
  •   Đã xem: 1532
  •   Phản hồi: 0
Triển khai Quy trình kỹ thuật Quản lý tổng hợp bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ và bệnh Tristez hại cây có múi

Triển khai Quy trình kỹ thuật Quản lý tổng hợp bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ và bệnh Tristez hại cây có múi

  •   12/07/2021 06:00:00 PM
  •   Đã xem: 522
  •   Phản hồi: 0
Cây có múi là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao và tăng nhanh diện tích canh tác trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 6 năm 2021, toàn tỉnh có hơn 2.500 ha cây có múi gồm bưởi da xanh, quýt đường, cam, chanh, … Tuy nhiên, so với các loại cây ăn quả khác, nhóm cây ăn quả có múi có nhiều sâu bệnh gây hại hơn và lo ngại nhất là nhóm bệnh hại: bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh virus Tristeza. Đây là nhóm bệnh hại khó phòng trừ và gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời
Một số giải pháp cần thực hiện đối với vụ hè thu 2021

Một số giải pháp cần thực hiện đối với vụ hè thu 2021

  •   27/05/2021 08:00:00 PM
  •   Đã xem: 322
  •   Phản hồi: 0
Triển khai Quy trình quản lý bệnh héo vàng lá chuối (héo rũ Panama)

Triển khai Quy trình quản lý bệnh héo vàng lá chuối (héo rũ Panama)

  •   28/04/2021 09:00:00 PM
  •   Đã xem: 1840
  •   Phản hồi: 0
Chuối là cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao, nhất là chuối già Nam Mỹ. Các đối tượng sâu bệnh hại trên chuối phổ biến là: sâu ăn lá, bọ trĩ, bệnh đốm lá,… Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, trên cây chuối đã xuất hiện một đối tượng gây hại rất nguy hiểm là bệnh héo vàng lá chuối (còn gọi là bệnh héo rũ Panama). Đây là loại bệnh hại làm các lá bị héo vàng từ dưới lên trên, cây chuối bị chết dần, các cây bị bệnh tuy có cho các chồi mọc từ thân chính nhưng các chồi này cũng bị héo rụi, không thể để lưu gốc cho vụ sau hoặc sản xuất cây giống mới. Cây bị bệnh thường không cho thu hoạch hoặc cho thu hoạch nhưng phẩm chất quả rất kém. Bệnh lây lan và gây hại nghiêm trọng cho các vùng trồng chuối với tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 80% nếu không được xử lý. Nhằm giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất chuối an toàn, bền vững, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo quy trình quản lý bệnh héo vàng lá chuối

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây