CHĂM SÓC MÍA TƠ

Thứ sáu - 22/11/2013 17:20 946 0

 Khoảng 30 ngày sau khi trồng hoặc 10 đến 15 ngày sau thu hoạch, bắt đầu công việc chăm sóc mía con. Nhằm bảo đảm cho mía mọc đều, sau đó  bảo vệ mía  phòng trừ sâu bọ và cỏ dại có hại đến sinh trưởng của cây mía

 

Trước đây, tất cả công việc chăm sóc mía đều được thực hiện bằng lao động thủ công.

Ngày nay, nhiều phương pháp cơ giới và hóa học có thể duy trì ruộng mía ở tình trạng tốt cho đến khi thu hoạch.

 

Cơ giới hóa trong việc chăm sóc mía làm giảm chi phí sàn xuất,
 tăng năng suất mía và giúp quản lý công việc được dễ dàng hơn

 

Các công việc chăm sóc mía gồm có :

 

1-  Giặm lại những khoảng trống không có mía

2-  Diệt cỏ trong hàng mía và trên giửa hàng

3-  Xới xáo mặt đất giữa và trong hàng mía

4-  Bón phân thúc cho mía.

5-  Lột lá mía khô

6-  Tưới mía trong mùa khô.

 

Phải chăm sóc kịp lúc để ruộng mía đạt được năng suất cao.

 

1- Giặm lại những khoảng trống không có mía :

 

Một tháng sau khi trồng mới hoặc sau khi thu hoạch,

Phải đến kiểm tra đồng ruộng để đánh giá những khoảng trống không có mía, mía không mọc hoặc chết gốc, chuẩn bị giặm lại bằng  cây con cùng giống, để bảo đảm cho sự thành công của vụ trồng, tơ hoặc gốc.

 

Bảo đảm xuống giống tốt ngay khi trồng,

 cố gắng tránh việc phải giặm mía ,

vì đây là công việc rất  tốn  kém thời gian và chi phí .

 

Việc giặm mía được  thực hiện trong  2 trường hợp :

 

A/  Trên mía tơ :

·         Khi mía được 1 tháng tuổi sau khi trồng.

·         Tại những khoảng trống lớn hơn 0,60 m  không có mía.

·         Kỹ thuật giặm : Dùng hom giống được chọn kỹ hoặc cây mía con đã ươm sẵn,

Công việc của từng giai đoạn như sau :

  • Cuốc lỗ tại những khoảng trống không có mía.
  • Bón phân lót .
  • Đặt hom mới , cây con.
  • Lấp đất - Ấn chặt đất - Tưới

B/ Trên mía gốc :  

 

Trường hợp ruộng mía có tưới, khoảng 1 tháng sau khi thu hoạch,  là lúc  bắt đầu việc trồng giặm.

Nếu ruộng mía không có tưới, có thể bắt đầu công việc này ngay sau cơn mưa đầu mùa  

khi đất  đủ xốp và ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây mía giặm phát triển .

 

Công tác trồng giặm cần được thực hiện triệt để, kỹ lưỡng và kịp lúc.

Đây là công tác rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mía.

 

Giặm mía bằng cách chẻ bụi :

 

Chọn nơi có những bụi mía  mọc dày, chọn bụi mía lớn và nhiều cây để có thể bứng, chẻ chia làm 2 ,3 phần. Mỗi phần dành để giặm một khoảng trống. Nên cắt bỏ bớt lá để giảm sự mất nước. Sau khi trồng giặm cần đạp nén đất quanh gốc thật kỹ.                   

 

Chúng ta nên lưu ý những thiệt hại to lớn bởi những khoảng trống không có mía .

           

Tính toán nhanh thiệt hại năng suất

vì những khoảng trống không có mía

 

Một bụi mía trung bình có 5 cây.

Nếu khoảng cách bụi cách bụi 0,4m, hàng 1,00m

 

30.000 bụi/ha  X  5 cây = 150.000 cây

           20.000 bụi/ha  X  5 cây =  100.000 cây

 

                     Mất  50.000 cây mía

 

                                                          Ruộng mía bị mất năng suất lớn

 

Muốn đạt năng suất cao, phải giữ đủ mật độ cây mía trong ruộng.

·      Giống mía nhỏ cây : 150.000 cây / ha

·      Giống mía lớn cây  : 100.000 – 120.000 cây / ha

 

Diệt cỏ trong mía

 

Trong công tác diệt cỏ, người trồng mía có thể làm cỏ bằng tay để tận diệt cỏ dại trong hàng mía, hoặc bằng cơ giới hay hoá chất để diệt cỏ trên khoảng cách giửa hàng. 

Công tác diệt cỏ thành công hay không tùy thuộc vào thời điểm thực hiện có kịp lúc hay không.

 

Khoảng 1 tháng đến 2 tháng sau khi phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm lần đầu khi trồng, cỏ dại bắt đầu mọc vì mía chưa khép tán, chưa che phủ đất . Nên nhanh chóng loại trừ cỏ dại khi chúng còn non.

 

Diệt cỏ khi cỏ đã mọc – Lần thứ nhất:

         

          A/ Làm cỏ trong hàng và giữa hàng mía -  khoảng 40 ngày sau khi trồng

Lúc này có thể làm cỏ bằng tay hoặc bằng máy, phối hợp cày ra - cày vô- bón phân .

Tuy nhiên, đối trong giai đoạn đầu này, làm cỏ bằng tay được khuyến cáo,

vì nếu việc xử lý diệt cỏ tiền nảy mầm sau trồng được thực hiện tốt, cỏ mọc ít,

biện pháp làm cỏ bằng tay ngay khi có cỏ xuất hiện là biện pháp  nhanh và rẻ tiền nhất.

 

B/  Sử dụng thuốc diệt cỏ  trong hàng và giữa hàng mía – khoảng 40 ngày sau trồng

           Cũng như trên, chính hiệu quả của lần xử lý tiền nảy mầm đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng sinh lợi của giai đoạn này.

 

 

Có 3 cách phun thuốc diệt cỏ :

  • Sử dụng lao động thủ công và bình phun thuốc có chụp định hướng đeo vai.
  • Sử dụng máy cày + dàn phun có chụp định hướng để bảo vệ mía.
  • Sử dụng xe máy bơm thuốc + lao động thủ công cầm vòi phun có chụp định hướng.

         Nếu ruộng có ít cỏ,với bình phun đeo vai, công việc này tốn khoảng 3 ngày công/ha.

 

Khi phun, cố gắng không để thuốc diệt cỏ chạm vào đọt và lá mía xanh.

Phải hiểu  rõ tính chất của các loại thuốc trừ cỏ để sử dụng đúng.

Với các loại thuốc chưa hiểu rõ, nên tham khảo với  các kỹ  thuật viên nông nghiệp.

 

Diệt cỏ khi cỏ  đã mọc – Lần thứ nhì:

 

A/  Làm cỏ giữa hàng mía – khoảng  80 ngày sau khi trồng hoặc thu hoạch

 

Trong giai đoạn này cây mía chưa cao lắm, chưa cản trở lối đi của máy kéo.

Lúc này nên làm cỏ bằng máy, kết hợp với các việc chăm sóc khác  ( cày ra - bón phân- cày vô )

Làm cỏ bằng tay không còn được khuyến cáo nữa vì quá chậm và tốn kém.

 

B/ Diệt cỏ bằng hóa chất : ( như lần trước )

Tất cả những loại thuốc diệt cỏ đều rất độc, có hại đến sức khoẻ của người sử dụng.

Khi phun thuốc tuyệt đối phải  cẩn thận, phải áp dụng những biện pháp an toàn.

Tránh thuốc xâm nhập vào thân thể qua da, mắt, mũi, miệng.

 Không phun thuốc lúc trời sắp mưa hay những lúc có gió lớn.

                               

3- Xới xáo mặt đất giữa hàng mía: 

 

Công việc  cày ra -cày vô  được thực hiện hai lần xen kẽ giữa việc làm cỏ và bón phân.

 

Mục đích :   

 

-         Xới xáo mặt đất, làm tầng đất canh tác thêm tơi xốp vàthông thoáng, phát triển hệ thống rễ mía.

-         Phủ kín đất vào gốc mía, có tác dụng vun gốc và lấp phân, tăng khả năng hấp thụ phân bón của cây mía.

-         Kiểm soát cỏ dại ngay khi cỏ còn nhỏ.

 

Việc xới xáo này được cơ giới hóa ở mức độ ngày càng cao, để thực hiện công việc này nhanh chóng, nên sử dụng những nông cụ đa năng hoạt động với máy kéo, cùng lúc giải quyết những việc  cày ra - bón phân - cày vô - làm cỏ.

 

Hiện nay nhiều loại nông cụ đa năng đang được thực hiện trong những xưởng cơ khí, với những yêu cầu kỹ thuật và ưu điểm như sau :

           

·         Nông cụ có thể làm việc được trong ruộng mía có khoảng cách hàng  từ 1,1m đến 1,4 m.

·         Có thề hoạt động được ở những vùng đất cao và đất thấp, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.

·         Có thể hoạt động liên tục suốt cả ngày, giải quyết được nhu cầu chăm sóc cấp bách theo thời vụ.

·         Có khả năng sinh lợi cao, thu hồi vốn đầu tư mua máy nhanh chóng.              

mà lại còn làm tăng năng suất mía đáng kể.k

hông những giảm được chi phí  canh tácL

àm cỏ-Cày ra-Bón phân-Cày vô bằng máy,

 

4- Bón phân thúc khi mía đã mọc

Năng suất mía và lợi tức lúc thu hoạch tùy thuộc rất lớn vào việc bón phân thúc cho mía, vì  thế không nên quá hạn chế  chi phí sử dụng phân bón.

 

Bón thúc lần đầu -  45 ngày sau khi trồng:

 

Số lượng phân bón :

       150 kg U-rê  +   100 kg Kali   / ha

      Hoặc 250 kg USPK3  14-7-18

      Hoặc 200 kg  20-20-15

 

Phương pháp rải phân :

 

Rải phân bằng lao động thủ công, dùng bao, thúng để rải 

Rải bằng máy kéo kết hợp với dàn cày ra, cày vô, rải phân 

Những yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện:

I.        Những loại phân đơn phải được trộn lẫn đều với nhau.

  •  Rải phân đồng đều vào sát gần gốc mía.
  • Phân phải được lấp kỹ ngay sau khi bón
  • Khi bón phân, đất phải sạch cỏ và có đủ độ ẩm.               

Bón thúc lần hai  -  90 ngày sau khi trồng

 

Số lượng phân bón :  Giống như lần thúc đầu.

 

            Trong trường hợp để lá, nhưng chưa vùi lá được, phân bón nằm trên lớp lá trên mặt đất,

      vì vậy sau khi rải phân, ruộng mía cần được tưới ngay để phân bón đi vào trong đất và

      cung cấp cho bộ rễ.

Phân  bón phải được vùi  kỹ trong đất đủ độ ẩm

để tiết  kiệm  &  có hiệu quả tối đa.

 

 5. Công tác lột lá mia:

 

Khi cây mía được khoảng 8 - 9 tháng tuổi, nên tiến hành lột lá để có được những lợi ích kể sau :

 

-       Tạo sự thông thoáng trong ruộng mía, giảm thiểu những sinh vật có hại trong ruộng mía như : nấm bệnh, sâu hại, chuột bọ….

-        Giảm thiểu tình trạng cây mía bị đổ ngã.

-         Giúp cây mía quang hợp tốt hơn trong giai đoạn chín, để sản xuất ra nhiều đường.

-         Để ruộng mía cơ bản sạch lá, tạo điều kiện cho việc chặt sát gốc khi thu hoạch.

-         Thúc đẩy lá mía khô mau mục, để có thể giữ lá mía lại làm phân xanh.

-         Lớp lá mía ở mặt đất, có thể duy trì độ ẩm của đất.

-         Hạn chế cỏ dại trong ruộng mía.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây