Hướng đến một nền sản xuất tạo ra sản phẩm sạch bằng cách hạn chế sử dụng thuốc BVTV

Thứ ba - 06/01/2015 20:45 211 0

 Trạm khuyến nông Tân Biên

Nhu cầu đời sống xã hội ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt, người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm trên thị trường luôn phải đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nắm bắt được nhu cầu trên, người sản xuất luôn tìm cách đáp ứng để tạo ra sản phẩm được thị trường chấp nhận. Vấn đề đặt ra là phải sản xuất loại đối tượng cây trồng hay vật nuôi gì để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội thì đây là vấn đề mà không phải ai cũng làm được. Thế nhưng có một số hộ dân trong xã Thạnh Bắc, một xã biên giới được xem là nghèo nhất của huyện Tân Biên lại giải được bài toán khó này khi chọn trồng cây xoài tứ quý, và đại diện cho những hộ tiên phong đi đầu trong mô hình trồng xoài tứ quý là ông Châu Văn Phách.

       Cũng như bao người nông dân khác, sự cần cù, chịu khó luôn là đức tính đáng quý của nông dân, thế nhưng trong cơ chế thị trường như hiện nay, để thành công còn cần phải có sự tìm tòi, học hỏi tiến bộ KHKT và  nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, và riêng bản thân ông Phách đã làm rất tốt việc này.

Chọn cây xoài tứ quý để trồng vào năm 2007, với diện tích là 1,5 ha, sau hai năm đầu tư chăm sóc đến năm 2009 ông bắt đầu thu hoạch cho đến hiện nay trên mỗi hecta xoài trừ chi phí đầu tư đã đem lại lợi nhuận 200 triệu đồng, với 1,5 ha gia đình ông có thu nhập 300 triệu đồng/năm. Nghe thì có vẻ như rất dễ dàng nhưng để đạt được kết quả như bây giờ là cả một quá trình không ít gian nan mà nếu không bền tâm vững chí thì rất dễ thất bại, đó là việc phải cố gắng làm tất cả mọi chuyện để trang trải cuộc sống gia đình trong thời gian chờ thu hoạch xoài với bao lời bàn ra tán vào là tại sao lại chọn cây xoài để trồng  phải mất hai năm chỉ có bỏ ra đầu tư mà không được thu hoạch, trong khi có thể trồng mì hay các loại cây khác để có thu nhập hằng năm cho gia đình, rồi những lúc cây bị sâu bệnh phải tìm tòi học hỏi trên sách báo, tạp chí nông nghiệp - khuyến nông,  học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân khác để áp dụng rồi tự đúc kết kinh nghiệm để thành công…Song song đó là việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch trên thị trường nên ông Phách tiến hành áp dụng việc bao trái  cho xoài với mục đích hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV nhằm đem lại một sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dung. Thực tế việc bao trái cho xoài đã giúp ông tiệt kiệm một khoản không nhỏ chi phí thuốc BVTV, mặc dù có hơi tốn công nhưng xét về hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm thì rất đạt so với không bao trái. Về kỹ thuật trồng xoài tứ quý, ông Phách cho biết đây là giống xoài kháng bệnh sâu đục thân tương đối tốt so với ác giống xoài khác, vì vậy hầu như hai năm gần đây ông không phải sử dụng thuốc để phòng ngừa đối tượng gây hại này. Sau mỗi vụ thu hoạch trái ( một năm có hai vụ thu hoạch: vụ thuận từ tháng 2 đế tháng 4 vụ nghịch từ tháng  9 đến tháng 12 AL), ông Phách tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán, dùng vôi vệ sinh vườn xoài, bón phân, chăm sóc để chuẩn bị cho vụ trái tiếp theo. Sau khi xoài đậu trái được hai tháng, ông tiến hành tuyển lựa và bao trái, tùy theo thời gian đợt trái nào đậu trước, ông sử dụng bao trái khác màu để bao nhằm đánh dấu để biết thu hoạch theo từng đợt, cách nhau khoảng 10-15 ngày.

Ông Phách cho biết từ lúc áp dụng bao trái cho xoài đến nay hầu như ông rất ít khi phải sử  dụng thuốc BVTV, nếu có dung thì ông chỉ dung những chế phẩm sinh học trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, giúp cây ra hoa đậu trái tốt hơn, hoàn toàn không có ảnh hưởng đến chất lượng trái xoài sau này, khi hoa đã đậu trái và tuyển lựa xong, ông tiến hành bao trái lại, lúc này trái xoài được bảo vệ cho đến khi thu hoạch. Trước kia, khi chưa bao trái, trái xoài thường bị ruồi đục trái hoặc rệp gây hại làm hư trái hoặc ảnh hưởng đến màu sắc vỏ trái, đặc biệt là đối với ruồi đục trái, dù có sử dụng thuốc BVTV nhưng hiệu quả vẫn không cao, trái vẫn bị hư hại khá nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập, từ khi áp dụng bao trái, vấn đề này đã được giải quyết, tiết kiệm được chi phí thuốc BVTV và tăng lượng trái thành phẩm góp phần tăng thu nhập cao hơn hàng chục triệu đồng/vụ

Nhìn những trái xoài được bao trong những túi vải đủ màu sắc trông thật vui mắt đang chờ ngày thu hoạch và nụ cười rạng rỡ của ông Phách khi biết chắc thu nhập của gia đình cũng sẽ đạt 300 triệu trong năm nay, mặc dù tùy theo thời vụ, giá cả thương lái thu mua từ 7-30 ngàn đồng/kg, bình quân khoảnh 10 – 12 ngàn/kg,  nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với cùng diện tích sản xuất các loại cây trồng khác. Đây là mô hình kinh tế hộ gia đình cho hiệu quả cao của huyện cần được nhân rộng.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây