ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT TRÊN CHUỒNG SÀN – MỘT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆU QUẢ

Thứ năm - 30/06/2022 08:22 1.391 0

ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT TRÊN CHUỒNG SÀN – MỘT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆU QUẢ

ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT TRÊN CHUỒNG SÀN – MỘT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆU QUẢ

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh trên đàn vật nuôi xảy ra, diễn biến thời tiết bất thường và giá cả sản phẩm gia súc, gia cầm luôn biến động nhưng nhìn chung ngành Chăn nuôi vẫn phát triển ổn định. Cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch sang chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học, tăng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho người dân; toàn tỉnh hiện có 146 trang trại heo với 163.771 con; 66 trang trại gà với 5.197.088 con và 43 trang trại vịt với 210.100 con; 458 trang trại bò với 19.685 con).

cnty congnghecao

(Các dãy chuồng lạnh đang được xây dựng hoàn thiện- trại heo Huỳnh Văn Cường)

            Trong số các loại vật nuôi thì heo là vật nuôi có tác động môi trường cao hơn các loại vật nuôi khác do sử dụng thức ăn có hàm lượng Protein cao, lượng chất thải nhiều (trung bình 1,5 kg/con heo thịt/ngày), lượng nước sử dụng lớn (trung bình 35 lít/con/ngày); để giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường, trong thời gian qua, một số trang trại chăn nuôi heo thịt của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tìm hiểu thông tin, nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong xử lý nước thải như công nghệ máy ép tách phân giúp giảm bớt lượng nước thải xuống hầm biogas, công nghệ lọc nước thải áp lực cao nhằm tái thu hồi nước phục vụ chăn nuôi… việc áp dụng công nghệ xây dựng chuồng sàn (chuồng đan hầm) chỉ mới được triển khai ở một số trại nuôi heo thịt quy mô lớn có liên kết chăn nuôi với các công ty chăn nuôi như Green Feed, BaF, JAPPA thực hiện, điển hình là dự án đầu tư trại nuôi heo của ông Huỳnh Văn Cường tại xã Thành Long, huyện Châu Thành với quy mô 3.000 heo nái và 20.000 heo thịt/lứa (02 lứa/năm) trên diện tích đất hơn 51,4 ha đã được xây dựng khá bài bản theo mô hình nuôi trên chuồng sàn tiết kiệm nước. Các vật tư, thiết bị như hệ thống sàn nhựa lót sàn chuồng, nẹp thanh la và thanh la đỡ sàn chuồng bằng nhựa, máy khấy chìm và máy thổi bề mặt xử lý chất thải…được nhập từ nước ngoài về (Đức, Trung Quốc…) có chất lượng cao, bền chắc.

Theo mô hình này, trong quá trình nuôi thì heo sẽ không được tắm cũng như rửa chuồng hàng ngày, phân heo được chứa dưới hầm (trong chuồng heo) với độ sâu 06 cm (xả nước vô hầm 05 cm), đến khi lượng phân gần đầy sẽ được xả ra hố trung tâm và cho lượng nước mới vào hầm, đến khi xuất heo trống chuồng hoàn toàn thì xả hết lượng nước thải ra hố và xịt rửa, vệ sinh chuồng nuôi trước khi nhập lứa heo mới về.

Lượng nước thải sau khi vào hố trung tâm sẽ được hút lên máy ép tách phân xử lý, phân thu được sẽ được vô bao làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh hoặc trộn men vi sinh để bán cho nhà vườn, lượng nước thải còn lại được chuyển xuống hầm biogas (chứa trong khoảng 60 ngày) để xử lý yếm khí (diệt mầm bệnh, vi khuẩn gây hại), tạo ra lượng gas phục vụ sưởi ấm heo con hoặc đun nấu. Nước thải sau biogas tiếp tục được đưa xuống các hố xử lý hóa lý, vi sinh… đạt chất lượng trước khi thải ra môi trường.

Khuyết điểm của mô hình chăn nuôi heo trên chuồng sàn: chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống chuồng sàn khá cao (cao hơn so với chuồng nền xi măng khoảng 20%).

Ưu điểm là giảm đáng kể lượng nước để xịt rửa chuồng và tắm heo hằng ngày nên giảm áp lực cho hệ thống xử lý nước thải, giảm ô nhiễm môi trường; giảm công lao động dọn dẹp vệ sinh chuồng trại nên giảm được nhân công; nền chuồng được thiết kế bằng sàn nhựa bền chắc nên giảm được các thương tổn về móng, chân của heo so với nền (đan) bằng xi măng.

(Hệ thống sàn chuồng đang được lắp đặt tại trại heo Huỳnh Văn Cường)

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng về lâu dài, với các ưu điểm của chuồng sàn nhựa như giảm lượng lớn nước thải trong quá trình sản xuất nên giảm ô nhiễm môi trường, giảm số lượng nhân công lao động dọn vệ sinh chuồng trại, giảm thương tổn về móng, chân cho vật nuôi thì đây sẽ là công nghệ cao rất cần được nhân rộng áp dụng cho các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây