SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINHhttps://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/uploads/logo-sonn_resize_1.png
Thứ hai - 22/08/2022 09:193540
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã xảy ra trên đàn vật nuôi, ở phạm vi rộng, cụ thể: bệnh Cúm gia cầm (CGC) xảy ra tại 14 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 62.000 con gia cầm; bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) xảy ra tại 47 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 38.000 con heo; bệnh Lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 04 tỉnh, thành phố với 77 con gia súc mắc bệnh; bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) xảy ra tại 13 tỉnh, thành phố với trên 2.100 con trâu, bò mắc bệnh. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong 7 tháng đầu năm, các loại dịch bệnh nguy hiểm như VDNC, LMLM, heo Tai xanh, CGC, Dại chó, Thủy sản được kiểm soát tốt không xảy ra dịch bệnh, riêng bệnh DTHCP đã tiếp tục xảy ra từ đầu năm đến ngày 16/02/2022 với 20 ổ dịch, 501 con heo bị tiêu hủy, tình hình dịch bệnh đã được khống chế, kể từ ngày 16/02/2022 trở đi không phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguy cơ các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và thủy sản phát sinh và lây lan, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôitrên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2494/UBND-KT ngày 03/8/2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và của tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm như: VDNC, CGC, LMLM, Tai xanh, Dại chó,... bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin; đặc biệt lưu ý đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ cao, đã được tiêm vắc xin nhưng sắp hết thời gian miễn dịch; tổ chức giám sát chủ động, đánh giá sau tiêm phòng; giám sát lưu hành các loại mầm bệnh nguy hiểm (CGC, LMLM, Tai xanh, Dại, Thủy sản…) để có cơ sở cảnh báo, khuyến cáo sử dụng vắc xin phù hợp, hiệu quả;tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Hình: Tiêm vắc xin Cúm gia cầm cho gà con
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan như Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống DTHCP; Sở Thông tin và Truyền thông phổ biến rộng rãi về tính chất nguy hiểm của bệnh DTHCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng dịch bệnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhtrong việc ngăn chặn, xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở nhập vào địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi của địa phương; chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợpgiấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh./.