RUỒI ĐỤC TRÁI

Thứ ba - 29/01/2013 15:50 3.880 0
Trên cây ăn trái hiện nay có rất nhiều đối tượng sinh vật gây hại như : Bọ trĩ, bọ phấn, bọ vòi voi, sâu đục trái, rầy mềm, sâu đục cành, bệnh thán thư, bệnh thối rễ.... nhưng đối tượng đặc biệt nghiêm trọng là ruồi đục trái. Bài viết cung cấp một số hiểu biết về ruồi đục trái và cách phòng trị.

 

 

 

Trên cây ăn trái hiện nay có rất nhiều đối tượng sinh vật gây hại như : Bọ trĩ, bọ phấn, bọ vòi voi, sâu đục trái, rầy mềm, sâu đục cành, bệnh thán thư, bệnh thối rễ.... nhưng đối tượng đặc biệt nghiêm trọng là ruồi đục trái.  Đây là đối tượng nằm trong danh mục kiểm dịch thực vật gây hại nghiêm trọng và khó phòng trị trên cây ăn trái. Gần đây ruồi đục trái xuất hiện gây hại nặng trên cây mãng cầu ta tại Tây Ninh, nhất là vùng mãng cầu quanh núi Bà Đen, Thị xã Tây Ninh.

Về đặc điểm sinh học : Ruồi vàng có vòng đời 20-22 ngày, với 4 giai đoạn: trứng, sâu non, nhộng, thành trùng ( ruồi ).

Ruồi đực có màu vàng, kích thước 0,1-0,5 cm, cánh mỏng trắng, trên sống lưng có màu vàng.

Ruồi cái có kích thước lớn hơn ruồi đực (0,15-0,2cm), trên sống lưng có vệt màu đen .

Cách thức gây hại: Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng da các loại trái cây và đẻ trứng vào trong phần thịt của trái. Trứng nở ra dòi, dòi càng lớn, càng đục sâu vào gây hại bên trong trái làm cho thịt trái bị hư, thối. Ruồi đục trái gây hại ngay khi trái còn nhỏ. Ngay sau khi đẻ trứng xong, các vết đẻ trứng thâm lại, trên một trái có thể có nhiều vết ruồi đục. Khi phát triển đầy đủ (sâu non (dòi) đẫy sức ), dòi búng mình rơi xuống đất để hoá nhộng.

Biện pháp phòng trị: Bao trái, thu gom những trái đã bị nhiễm ra khỏi vườn, ngâm vào trong nước hoặc chôn sâu dưới đất để diệt nhộng. Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành, dọn vệ sinh đồng ruộng ( Thu gom cành lá, trái rụng...tiêu hủy), sau đó cày lật đất để diệt hoá nhộng.

               Dùng giống kháng tình trạng không ký chủ .

             Dùng bẫy diệt ruồi, dùng 2 loại thuốc Vizubon-D và Ruvacon đặt bẫy thu hút ruồi đực đến để tiêu diệt, hoặc dùng thuốc dẫn dụ Jianet, Sotri Protein 10DD để diệt cả ruồi đực và ruồi cái. Phun thuốc không cần phun tràn lan hết cả vườn, chỉ phun đại diện từ cặp bờ ranh của vườn cây từ 22-26 điểm/ha, ruồi sẽ bị dẫn dụ đến những điểm phun thuốc và bị tiêu diệt.

                Sử dụng thiên địch (kí sinh trên trứng hoặc trên sâu non hoặc ăn mồi).

              Sử dụng thuốc trừ sâu có tính thẩm thấu  hoặc nội hấp, được hấp thu qua mô của cây, trứng và sâu ở bên trong trái sẽ bị diệt bởi tác động nội hấp của thuốc.  Các loại thuốc gốc cúc tổng hợp như : Cypermethrin có khả năng diệt ruồi thành trùng tốt. Thuốc trừ sâu chỉ sử dụng khi thật cần thiết và sử dụng đúng cách mới mang lại hiệu quả kinh tế và độ an toàn cho sản phẩm. Có thể sử dụng thuốc đối với các loại cây mang trái theo 1 vụ hoặc 2 vụ trong năm như  xoài, bưởi ... Còn đối với các loại cây ra trái quanh năm không kể mùa vụ thì không nên dùng các loại thuốc sâu trên để phun mà nên dùng bẫy diệt ruồi để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

 

 

Minh Quang-Trạm BVTV thị xã

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây