Hội nghị tổng kết công tác vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016 và Triển khai kế hoạch năm 2017

Thứ sáu - 05/05/2017 21:00 140 0

Vào ngày 11.4.2017, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016 và Triển khai kế hoạch năm 2017. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ Tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.

Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm đã báo cáo kết quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016, để khắc phục những tồn tại, khó khăn trong thời gian qua và đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong năm 2017, các ngành Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương và các Tổ chức chính trị phối hợp trong bảo đảm vệ sinh ATTP; công tác truyền thông về Luật an toàn thực phẩm; đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra các cơ sở, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các đợt cao điểm ATTP và kiểm soát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu.

      Ông Nguyễn Thái Sơn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

      phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác VSATTP năm 2016

và Triển khai kế hoạch năm 2017

      Đại diện ngành Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Thái Sơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề ra kế hoạch

năm 2017 trên lĩnh vực nông nghiệp như sau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn năm 2017 là "Năm cao điểm hành động về vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp", trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện:

   - Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phân cấp trong quản lý, đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP đối với cấp huyện, thành phố;

  - Tiếp tục công tác phối hợp với các Sở Y tế, Công Thương, Mặt trận Tổ Quốc và các Tổ chức Chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn và phối hợp giám sát về ATTP;

  - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, thông tin về vệ sinh, ATTP nông lâm thủy sản và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn được tăng cường;

  - Đến cuối năm 2017, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 10% so với năm 2016;

  - Tỷ lệ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP xếp loại A, B tăng 10% so với năm 2016.

  - Tổ chức nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và công khai tại nơi bán cho người tiêu dùng.

  - Tăng cường công tác thanh tra định kỳ, đột xuất, xử lý nghiêm và đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm;

  - Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP.

  - Đưa tiêu chí ATTP vào trong những tiêu chí để xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

     Để công tác đảm bảo ATTP thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh sự quyết tâm của ngành Nông nghiệp và PTNT, chúng tôi rất cần sự phối hợp của ngành Y tế kiểm tra các bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán ăn, Sở Y tế cần quan tâm đến các nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào thịt, gia súc, gia cầm, thủy sản, rau, củ, quả phải đủ điều kiện ATTP và cung cấp thông tin các cơ sở không đảm bảo điều kiện ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp đến Sở Nông nghiệp và PTNT để Sở tiếp tục kiểm tra, giám sát.                     

     Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ trọng tâm, luôn được các Sở, các cấp, các ngành và Tổ chức chính trị quan tâm, không còn là trách nhiệm của một ngành, mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

     Để "Năm cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017" đạt được mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực của ngành Nông nghiệp và PTNT, rất cần sự chung tay phối hợp của các Sở, ban, ngành, các Tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương, người sản xuất và người tiêu dùng thực phẩm. Trong thời gian tới, các Sở, ban, ngành chú trọng nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về ATTP lấy chỉ tiêu ATTP để xét kết quả xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, chợ nông sản phục vụ nhu cầu của người dân; quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng chất bảo quản, chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật; xử phạt các cơ sở, tổ chức vi phạm pháp luật về quản lý ATTP./.

Chi cục QLCL

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây