Phát triển cây mì bền vững

Thứ ba - 28/11/2017 16:00 304 0

Bột mì là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ 5 của nước ta sau cafê, gạo, tiêu và điều. Là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Hiện nay cả nước có 110 nhà máy sản xuất Tinh bột sắn quy mô công nghiệp, sản lượng tinh bột trên 2,5 triệu tấn/ năm (xuất khẩu trên 80%).

Riêng đối với Tây Ninh, do điều kiện tự nhiên, thích hợp cho cây mì phát triển (trừ những vùng ngập úng), với diện tích khoảng 54.517 ha, sản lượng 1,72 triệu tấn, năng suất bình quân đạt trên 40 tấn/ha, có vùng đầu tư, chăm sóc tốt năng suất đạt 80-100 tấn/ha, là tỉnh đứng đầu về năng xuất. Tỉnh có 65 nhà máy (có 39 cơ sở chế biến công nghiệp) chế biến khoai mì đang hoạt động với tổng công suất hoạt động trên 5.000 tấn bột/ngày và 15 cơ sở chế biến tinh bột ướt và bột rấm với tổng công suất 2.000 tấn củ/ngày. Đồng thời có 05 doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột biến tính sau tinh bột.


Cánh đồng cây mì ở Tân Châu

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội sắn, ngành chế biến tinh bột mì đang phát triển quá nhanh. Nhiều địa phương cho thành lập nhà máy mới mà không tính phương án quy hoạch phát triển gắn với nguyên liệu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gây gắt trong việc mua nguyên liệu giữa các nhà máy.


Củ mì tươi nguyên liệu 

Để có nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, mục tiêu trước mắt và lâu dài là xây dựng vùng nguyên liệu mì phù hợp với quy mô, công suất chế biến – đây là một yếu tố đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững ngành sắn. Trong thời gian tới cần tập trung một số vấn đề sau:

- Thực hiện quy hoạch cho vùng nguyên liệu mì, có chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; từng bước hình thành "Cánh đồng lớn" liên kết sản xuất và chế biến; xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông nội đồng, thủy lợi, cơ giới hóa).

- Tiếp tục phối hợp với các Viện, Trường và Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm các loại giống mới thích nghi một số vùng đất, cho năng suất cao, chất lượng tốt và kháng bệnh vào sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong việc trồng, thu hoạch và mức độ thâm canh ngày càng cao.

- Tăng cường công tác theo dõi, dự báo về tình hình sâu bệnh hại trên cây mì. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây mì như: Khảm, bệnh chổi rồng, bệnh rệp sáp bột hồng ....

- Các nhà máy chế biến  cần gắn kết với nông dân, có chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột.

- Khuyến khích các nhà máy chế biến tận dụng các phụ phẩm sau chế biến để nâng cao giá trị gia tăng từ cây mì như bả mì, vỏ mì, lá mì thành thức ăn gia súc, phân bón

- Trong quá trình chế biến các nhà máy cần đảm bảo các điều kiện về môi trường tránh ô nhiểm vào môi trường đất, nước ./.  

Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây