Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không còn xa lạ với người nông dân và đã trở thành một xu thế mới trong sản xuất nông nghiệp với mục đích là tối đa hóa hệ sinh thái và năng suất về đất đai, cây trồng và con người.
Sản xuất nông
nghiệp hữu cơ yêu cầu không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu vào gồm: Hóa chất
bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng, sản phẩm đột biến
gen…
Nhu cầu về sản phẩm hữu cơ ngày một tăng nhanh phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Với điều kiện tự nhiên của Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng, khí hậu ôn hòa, đất đai bằng phẳng, nguồn nước sạch dồi dào và chủ động tưới qua hệ thống kênh là những lợi thế mạnh để phát triển nông nhiệp hữu cơ. Hiện tại Tây Ninh đang có những chính sách đầu tư, kêu gọi đầu tư để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, thực tiễn ngành nông nghiệp vẫn phải đứng trước những khó khăn về quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, tự kiểm soát và tự phong sản phẩm đạt những tiêu chuẩn nhằm quảng bá sản phẩm tiêu thụ ra thị trường và người tiêu dùng chưa có lòng tin vào sản phẩm hữu cơ.
Đầu năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hội nhập thị trường quốc tế và thực hiện mô hình điểm tại Tây Ninh”. Tây Ninh tập trung đầu tư và phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ, là một trong 3 hướng phát triển nền nông nghiệp của tỉnh. Bước đầu, Tỉnh đã tích cực tổ chức các chương trình tham quan, khảo sát các mô hình sản xuất hữu cơ của các tỉnh lân cận, phát triển giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị,… làm được điều đó sẽ là cơ hội cho tăng xuất khẩu nông sản nhiệt đới của Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và hội nhập quốc tế./.
Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS
Ý kiến bạn đọc