22 năm phát triển ngành mía đường

Thứ hai - 30/10/2017 18:00 479 0

Thành tựu 22 năm ngành mía đường phát triển đã đạt được mục tiêu đề ra là 1 triệu tấn đường 1 năm, song song đó ngành mía đường còn đạt nhiều kết quả như các nhà máy tăng năng suất chế biến, đầu tư thâm canh cho vùng nguyên liệu từ tưới tiêu, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng cánh đồng mía lớn, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ đường và các phụ phẩm từ chế biến đường đã từng bước làm tăng giá trị gia tăng cây mía,  đặc biệt trong công tác giống có nhiều chuyển biến để thích ứng với từng vùng và có năng suất chất lượng tốt.



Đối với Tây Ninh diện tích mía khoảng 12.000 ha. Năng suất đạt 60-85 tấn/ha cao hơn năng suất bình quân cả nước, CCS bình quân là 9, hiện nay các nhà máy, công ty đang tập đầu tư vùng nguyên liệu chuyên canh như tưới, cơ giới hóa từ trồng chăm sóc và thu hoạch (diện tích mía tước của Tây ninh cao nhất nước), bên cạnh đó Tây Ninh đang triển khai thực hiện các chính sách được ban hành nhằm phát triển vùng nguyên liệu mía như:

- Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Tây Ninh, Ban hành Quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh;

- Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2016 của HĐND tỉnh Tây Ninh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Ban hành quy định về mức hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tuy nhiên khi bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngành mía đường phải đối diện với nhiều thách thức và khó khăn, sức cạnh tranh yếu trong khu vực và thế giới. Hiện tại nút thắt lớn cho cây mía là chi phí sản xuất lớn cho nên giá thành sản xuất còn cao. Năng suất bình quân cả nước là 64 tấn/ha, CCS là 9.4 trong khi thế giới bình quân là 70 tấn/ha và CCS là 10.

                                        


Như vậy với thực tế này cần phải tái cơ cấu lại ngành sản xuất mía đường, trước hết là tổ chức lại vùng nguyên liệu theo hướng tập trung, xây dựng cánh đồng mía lớn. đầu tư cho công tác giống (sản xuất giống 3 cấp) cung cấp cho nông dân, cải tiến canh tác ứng dụng tiến bộ khoa học và cơ giới hóa đồng bộ từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch để tăng năng suất giảm chi phí sản xuất và chuyên nghiệp hóa chuỗi giá trị gia tăng, chú trọng các sản phẩm phụ từ chế biến đường.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa người trồng mía và các doanh nghiệp, nhà máy chế biến chính là lợi ích của người trồng mía đây là giải pháp bền vững phát triển vùng nguyên liệu gắn với phát triển của doanh nghiệp ngành mía đường./.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây