Một số hạn chế cần khắc phục trong sản xuất lúa

Thứ hai - 08/09/2014 22:20 664 0

 Đối với diện tích gieo trồng cây lúa của tỉnh Tây Ninh hàng năm đạt khoảng 150.000ha có lúc diện dích cao nhất lên khoảng 170.000ha. Hầu hết diện tích trồng đất lúa Tây ninh đều bị nhiễm phèn nhưng tùy theo từng vùng mà mức độ nhiểm phèn khác nhau biến động pH khoảng 4,5 - 5,5 đất phèn Tây Ninh sau nhiều năm canh tác với nhiều biện pháp tổng hợp, yếu tố đầu tiên xây dựng hệ thống thủy tưới tiêu tháo chua rửa phèn từ 1 vụ lên 2-3 vụ trong năm.

Về trình độ thâm canh cây lúa Tây Ninh có thể khái quát chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Là nhóm thường xuyên tham gia mô hình 4 nhà và nhóm nông dân tiên tiến từng tham gia mô hình dự án khuyến nông. Đặc trưng nhóm này là đã qua  các lớp đào tạo ngắn hoặc dài hạn chuyên về cây lúa, chịu khó nghiên cứu ứng dụng nhiều giải pháp tiến bộ khoa học công nghệ vào đồng ruộng, có trình độ thâm canh cao, hiểu biết rất sâu về đặc điểm giống, am hiểu về sử dụng phân bón, dịch bệnh năng suất thường đạt cao bình quân từ > 6 tấn/ha.

Nhóm 2: Là nhóm có tham gia mô hình dự án, tham gia nhưng không được thường xuyên, có tham gia các lớp tập huấn


hội thảo nhưng còn thụ động. Đặc trưng nhóm này là đã qua đào tạo ngắn hạn, chưa có trình độ thâm canh cao, hiểu biết về đặc điểm giống còn hạn chế, chưa am hiểu về sử dụng phân bón còn bón theo kinh nghiệm, dịch bệnh thường xảy ra năng suất bình quân  < 6 tấn/ha.

Qua phối hợp tổ chức tập huấn “Sử dụng phân bón hiệu quả” giữa Trung tâm Khuyến nông và Công Ty Cổ phần phân bón và Hóa chất Đông Nam Bộ (Đạm Phú Mỹ). Qua tiếp xúc trực tiếp và nghe phản ánh của người trồng lúa về những vấn đề bức xúc trong sản xuất như sau. 

1/ Vùng đất nhiễm phèn đầu tư thế nào hiệu quả ? những yếu tố nào hạn chế làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Đất chua phèn sử dụng loại phân Lân nào hợp lý ? (tập trung ý kiến của nhóm 1)

2/ Một công thức phân bón có thể sử dụng cho 3 vụ lúa trong năm có được không? (nhóm 1)

3/ Nếu bón phân trễ đợt 1 bón từ 12 - 15 ngày sau sạ (NSS); bón đợt 3 bón đón đồng từ  34-35 NSS có ảnh hưởng gì ? quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa (Nhóm 2).

4/ Nguyên nhân và cách xử lý nhiểm độc hữu cơ (Nhóm 2).

Một số biện pháp khắc phục qua ý kiến phản ánh của người trồng lúa để đạt năng suất cao:

Những yếu tố làm hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên vùng đất nhiễm phèn, sử dụng loại phân Lân nào hợp lý.

Các độc chất trong đất phèn hoạt động chủ yếu là hợp chất chứa Fe, Al và SO4, tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào tất cả các hợp chất đều gây độc cho cây trồng còn tùy thuộc môi trường đất, thay đổi theo mùa vụ. Ảnh hưởng đầu tiên  đất phèn tới sinh trưởng và phát triển là do một số nguyên nhân chính như sau: pH đất chua phèn do hình thành H2SO4.  Do đó thường thiếu lân vì lân dễ bị cố định bởi các cation Fe+3 và AL+3 và bị ngộ độc sắt, nhôm Fe+3 và AL+3  khi cây hút nhiều các chất này.

Biện pháp khắc phục tháo chua rửa phèn (nếu chủ động được nước) có thể làm nhiều lần sẽ hạn chế cây bị ngộ độc phèn.

Bót lót vôi và lân sớm từ đầu vụ để hạ phèn giúp cho bộ rể phát triển.

Sử dụng các loại phân thế hệ mới như Agrotain, Avail.. ưu tiên dùng phân lân từ DAP hoặc phân lân nung chảy bón cho đất phèn.

Nếu đất chua nên bón phân lân nung chảy Văn Điển, Ninh Bình (trong phân lân nung chảy chứa khoảng 16% P2O5;  18%MgO và 28% CaO; 24% SiO2 đây là phân mang tính kiềm giúp nâng cao pH). Ngoài ra việc bón phân vô cơ cần chú ý bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh số lượng tùy theo điều kiện kinh tế của từng hộ có thể biến động từ 2 - 5 tấn/ha tốt nhất là kết hợp giữa phân vô cơ với phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh.

Không bón các dạng phân sinh lý chua (super lân, SA…) làm cho đất càng chua (H2SO4) tăng tính hạn chế trong đất ảnh hưởng đến qua trình hút dinh dưỡng dẫn đến năng xuất giảm.

Bón phân trên vùng đất lúa bị phèn cần tuân thủ theo nguyên tắt 6 đúng (1) Bón đúng loại;(2) Bón đúng lượng; (3) Bón đúng thời điểm; (4) Bón đúng phương pháp (5); Bón đúng mùa vụ (6); Bón đúng loại đất.

Một công thức phân bón có thể sử dụng cho 3 vụ lúa trong năm nhưng áp dụng như vậy là chưa khoa học lắm vì thế mỗi vụ sản xuất cần lưu ý:

Vụ Đông Xuân: Ở Tây Ninh vụ lúa Đông xuân là vụ hoàn toàn nằm trong mùa nắng, cường độ quang hợp mạnh nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng hút cao  hơn so với các vụ khác, vì thế trong vụ này năng suất thường cao hơn các vụ khác trong năm. Diện tích nằm cập theo sông Vàm Cỏ Đông đất tốt vì điều kiện ngập nước liên tục (3 - 4 tháng) trước khi canh tác lúa Đông xuân. Ít gặp mưa bảo, chênh lệch biên độ nhiệt giữa ngày và đêm vào giai đoạn trổ đến chín thích hợp cho quá tích lủy và vận chuyển chất khô điều đó đã chứng minh trong vụ Đông xuân 2013 -2014 năng suất bình quân >7,5 tấn/ha cao nhất từ trước đến nay.

Vụ Hè Thu: Đầu vụ và giữa vụ là mùa khô cuối vụ là mùa mưa đây là vụ có điều kiện bất lợi ngay từ đầu nắng nóng nhiệt độ cao chất lượng nước kém hàm lượng sắt, nhôm cao (Fe+3, AL+3 ) khi lúa trổ gặp mưa gió nhiều làm cho tỷ lệ chắn/bông thấp ảnh hưởng đến năng suất, dễ bị ngộ độc hữu cơ do thời gian cách vụ ngắn chỉ 7-10 ngày, nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi sâu bệnh dễ phát triển, cuối vụ là mùa mưa thường dễ bị đổ ngã đôi khi có thể bị thất trắng nếu trong giai đoạn lúa đang ngậm sữa. Do vậy phải chọn giống cứng cây, ít nhiểm bệnh, chế độ bón phân vụ này tăng gấp 1,5 -2 lần so với vụ Đông xuân, đồng thời giải quyết những yếu tố hạn chế làm cho đất phải khỏe, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt năng suất mới đạt theo mong muốn phát triển. 

Vụ Mùa (Thu Đông): Mùa vụ này nằm trọn trong mùa mưa thường gặp các  tố hạn chế như bị ngộ độc hữu cơ (đất 3 vụ), thường xuyên gặp mưa bảo, vì thế lượng phân bón bón cho cây lúa cần phải giảm bớt lý do: Lượng mưa nhiều sẽ cung cấp bổ sung được lượng đạm (N) có trong tự nhiên, cường độ ánh sáng giảm do mây che khuất dẫn đến quang hợp giảm thời gian sinh trưởng hơi kéo dài, vì thế nhu cầu dinh dưỡng thấp, năng suất trong vụ này thường ở dạng trung bình khá.

Sử dụng phân chuyên dùng cho cây lúa, đây là một tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho người sản xuất không cần tính toán nhiều, tới đợt nào mua đợt đó, nhưng giá thành cao, một công thức không thể bón phù hợp cho 3 vụ, vì thể cần quan sát thật kỷ điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây lúa mà điều tiết tăng thêm phân đơn hoặc giảm bớt số lượng.

Bón phân phải theo nhu cầu sinh lý của cây lúa trong từng giai đoạn sinh trưởng

Bón thúc 1 giai đoạn từ 7-10 ngày sau sạ (NSS) bón để kích thích bộ rể (lúc này rể bắt đầu hút dinh dưỡng ngoài môi trường, chuẩn bị cho cây lúa đẻ nhánh).

Bón thúc 2 giai đoạn từ 18-20 NSS: Bón kích thích để nhánh và thúc chồi

Bón thúc 3 giai đoạn từ 38-45 NSS: Phân hóa đồng và nuôi đồng

Có thể bón thêm một đợt rước bông, khi lúa trổ khoảng 10% nhưng cần quan sát cây lúa mà bón. Nếu lá lúa còn xanh chỉ rước kali. Nếu lá lúa vàng tranh thì rước kali và đạm, cây lúa phát triển bình thường không cần bón rước bông vì bón phân đợt này không có tác dụng vấn đề tăng năng suất.

Nếu bón trễ đợt 1 từ 12 - 15 ngày sau sạ (NSS) rễ sẽ phát triển kém hoặc bón đợt 3 quá sớm 34-35 NSS làm cho cây lúa kích thích đẻ nhánh vô hiệu và cây lúa bị thiếu dinh dưỡng vàng sớm ở giai đoạn sau trổ.

Nếu bón DAP, Urê nhiều giai đoạn trổ làm cho lúa xanh mượt, kéo dài thời gian sinh trưởng, gây nhiều rủi ro nhất là dịch hại. Nếu bón Urê, kali, NPK hổn hợp để rước hạt, khi hạt lúa đã vào chắc gây tốn kém lãng phí do bộ rễ quá già khả năng hút dinh dưỡng kém.

Muốn hạn chế ruộng lúa bị chua hữu cơ cần thực hiện các phương pháp sau đây: (1) cày ải để thời cách ly 20 - 30 ngày;  (2) khi bị ngộ độc cần tháo chua 2-3 lần khi thấy rễ lúa phục hồi mới tiếp tục bón phân (3) có thể sử dụng Trichoderma phun trên gốc rạ trước khi cày ải, giúp cho quá trình mau phân hủy hữu cơ.

Chú ý: Năng suất mục tiêu là năng suất cần hướng đến. Thí dụ: Muốn sản xuất lúa Đông xuân năng suất đạt 8 - 9 tấn, yếu tố đầu tiên phải tìm chọn giống lúa có tỉềm năng, năng suất => 9 tấn như: OM6976; lúa lai Arize B-TE1, ruộng phải tốt lượng phân bón phải tăng 15 -20% nhưng cần tính toán hiệu quả khi đầu tư tăng thêm. Ngược lại nếu ta chọn 1 giống lúa tiềm năng, năng suất chỉ có 6 -7 tấn thì không thể đạt được năng suất mục tiêu.

KS Nguyễn Văn Nhành - TTKN Tây Ninh

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây