Nâng cao chất lương mía nguyên liệu

Thứ ba - 10/09/2013 17:20 215 0

 

Ngày 23/7/2013 Công Ty CP Bourbon Tây Ninh (SBT) đăng cai tổ chức hội thảo về “Nâng cao chất lượng mía nguyên liệu”. Chủ trì Hội thảo tiến sĩ Lê Anh Đương Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát.

Đến tham dự Hội thảo có khoảng 150 đại biểu gồm có: Các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và người trồng mía. Trong báo cáo đề dẫn của Ban Khuyến nông khái quất về chất lượng mía nguyên liệu trong các năm qua tại SBT và nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, tập trung phân tích bao gồm 10 nội dung:

- Cây mía chuyển xuống vùng đất thấp có thuận lợi góp phần tăng năng suất từ 37 lên 76 tấn/ha, nhưng chữ đường giảm từ 9,06 xuống 8,36 sâu bệnh phát triển nhiều, vận chuyển đầu vụ gặp nhiều khó khăn;

 - Chưa có cơ cấu giống mía phù hợp trên vùng đất thấp, nhất là các giống có nhiều ưu điểm về chất lượng;

- Môi trường đất, đặc biệt ở các tiểu vùng đất thấp dễ bị ngập úng và mùa mưa;

- Sử dụng phân bón cho cây mía chưa hợp lý, chưa có các khuyến cáo lượng phân bón trên cơ sở khoa học trên từng vùng đất;

- Tỷ lệ mía đổ ngã cao trong vùng nguyên liệu;

- Trồng giống mía trổ cờ;

- Điều kiện khí hậu trong vùng nguyên liệu quyết định lớn đến sự tích lũy đường và chín của cây mía;

- Thu hoạch mía chưa đúng tuổi và lịch thu hoạch chưa đáp ứng đúng độ chín của giống mía;

- Vấn đề mía cháy trong vụ ép;

- Một số vấn đề khác.

Trong Hội thảo Nhà máy đường Biên Hòa, Nước Trong đưa một số vấn đề chung quanh về cơ cấu giống, chính sách thưởng, phạt trong thu hoạch cho người trồng mía và công tác BVTV cho cây mía nhất sâu đục thân khuyến khich sử dụng bẫy đèn bắt bướm… nhằm minh họa thêm 10 nội dung đã được đưa ra làm ảnh hưởng đến mía nguyên liệu.

Một số ý kiến đại biểu cho rằng: Cần quan tâm đến công tác giống mía mới, bố trí rãi vụ, công thức phân bón thế nào cho phù hợp trên từng vùng. Việc phân tích 10 nội dung trên chưa đầy đủ vì thế phải cần bổ sung theo chiều ngang trên cơ sở 4 nhà, để xác định việc giảm chất lượng mía nguyên liệu nằm ở khâu nào, khâu đó do ai mỗi nhà (4 nhà) tự nghiên cứu khắc phục.

Qua phân tích và kết luận Hội thảo tiến sĩ Lê Anh Đương :

Qua phần trình bày 10 nội dung của phòng khuyến nông STB đã phân tích rất những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng mía nguyên liệu, hầu như các đại biểu đã thống nhất cao, nhưng riêng nội dung như: Bơi bãi, lịch đốn chặt, giao thông, phân bón…sẽ rơi vào nội dung thứ 10 là một số vấn đề khác.

Riêng vấn vấn đề chuyển mía xuống trồng ở vùng đất thấp là không khoa học, có thể nói cách khác đây chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, vì đặc tính của cây thích ghi chủ yếu trên đất triền gò, nếu đưa cây mía trồng ở vùng đất thấp thì phải có hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh.

Về giống mía thích hợp ở vùng đất thấp (Được HĐ nghiệm thu cấp tỉnh Tây Ninh thống nhất thông qua ngày 30/5/2013) gồm các giống mía thích nghi với từng vùng cụ thể như sau:

- Huyện Châu Thành giống mía thích nghi vùng đất thấp gồm 5 giống: K88-92; K00-1-58; K95-156; K93-219.

- Huyện Tân Biên giống mía thích nghi vùng đất thấp gồm 3 giống: K88-92; K00-1-58; K95-84.

- Huyện Tân Châu giống mía thích nghi vùng đất thấp gồm 3 giống: K88-92; K00-1-58; K93-219.

Tuy là giống mía thích nghi với vùng đất thấp nhưng đất trồng cần phải được thoát nước tốt để hạn chế các giống bị nhiễm bệnh rượu.      

Việc nghiên cứu công thức phân bón phù hợp trên từng vùng, sử dụng phân bón trên nền đất chua, Viện sẽ phối hợp với địa phương, công ty tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở khuyến nông cho người trồng mía.

Việc sử dụng bẫy đèn bắt bướm ở Nhà máy đường Nước Trong mô hình này cần được mở rộng sang các vùng nguyên liệu khác hạn chế sâu các loại phá hại trên cây mía.

Qua phần kết luận của tiến sĩ Lê Anh Đương đã giải tỏa nhiều vấn đề về chữ đường trong niên vụ chế biến 2012 – 2013. Mỗi nhà (4 nhà) cần rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng mía nguyên liệu để khắc phục. Những vấn đề tồn tại hoặc chưa thực hiện ở lĩnh vực nghiên cứu sẽ tiến hành trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Nhành 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây