Ngày 12/7/2013 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang chủ trì tổ chức diễn đàn về “Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu”.
Đến tham dự với diễn đàn gồm đại diện: Cục trồng trọt, Viện lúa ĐBSCL; Công ty Lương thực Miền Nam; Bộ phận thường trực Nam bộ TTKNQG; Trường Đại học Nông Lâm TP HCM; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL và đại diện 2 tỉnh Miền Đông Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu; các phóng viên báo đài đưa tin; cùng 300 nông dân tiêu biểu của 13 tỉnh ĐBSCL.
Theo đánh giá chung của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam về tổng quan xuất khẩu trong thời gian tới vẫn đang trong xu thế sụt giảm: Các nước xuất khẩu gạo trúng mùa trong khi trong các nước nhập gạo truyền thống thì tăng sản lượng thu hoạch giảm nhập, nguồn cung cấp thừa từ các nước xuất khẩu trong khi tồn kho của các nước nhập khẩu còn nhiều.
Theo báo cáo đề dẫn của Tổng Công ty LT Miền Nam trong những năm gần đây, gạo Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn với gạo của Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan đặc biệt là gạo Myanmar: Lượng gạo tồn kho của nước này đáng lớn dần nhu cầu giải phóng hàng hóa ngày càng đè nặng lên các nước xuất khẩu có giá thấp rất cạnh canh.
Các nước nhập khẩu lớn như: Khu vực Châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaysia… cũng đã giảm dần lượng gạo nhập khẩu và dần dần đẩy mạnh sản xuất trong nước để tiến tới tự cung tự cấp lương thực đặc biệt đối với mặt hàng lúa gạo.
Tình hình cân đối xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay như sau:
Tồn kho vụ Đông Xuân chuyển sang: 1,6 triệu tấn gạo; Lượng hàng hóa 6 tháng cuối năm ước 3,7 triệu tấn gạo. Tổng hàng hóa cần tiêu thụ: 5,3 triệu tấn gạo.
Đã xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013: 3,5 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm 4,0 triệu tấn gạo. Ước tổng lượng xuất khẩu gạo trong năm 2013: 7,5 triệu tấn gạo.
Bài tham luận của Ông Dương Văn Chín - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Định Thành thuộc Công Ty CP BVTV An Giang về “Mối liên kết chiến lược giữa doanh nghiệp và nông dân trong cánh đồng mẫu lớn” được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ mục tiêu hướng về nông dân góp phần giải quyết khó khăn của người trồng lúa trong khâu tiêu thụ sản nông sản hàng hóa. Công Ty CP BVTV An Giang mở ra một ngành hoạt động mới là “Đầu tư thu mua và chế biên lúa gạo” Công ty thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo kép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua lúa tươi với người sản xuất. Lực lượng 3 cùng trực tiếp hướng dẫn quy trình sản xuất, cung ứng giống, phân bón thuốc BVTV với lãi suất 0% suốt vụ, Công ty mua theo giá thị trường, nếu nông dân không ưng ý có thể gởi kho 30 ngày không tính phí lưu kho. Diện tích vùng nguyên liệu, lực lượng 3 cung, cơ sở chế biến cũng gia tăng theo hàng năm, trong 6 vụ lúa (cuối năm 2012) đạt 23.247 ha. Giá thành 1kg lúa 2.863 đồng, tổng thu hộ sản xuất ngoài mô hình 23,53 triệu, lợi nhuận 11,03 triệu, hộ tham gia trong mô hình 38,29 triệu đồng/ha, lợi nhuận 17,38 triệu đồng.
Qua 4 báo cáo đề dẫn, đến phần thảo luận các đại biểu đã nêu khoảng hơn 40 câu hỏi cho các nhà khoa học tập trung một nội dung chính như sau: Thương hiệu lúa Việt Nam; Việc sắp xếp quy hoạch vùng nguyên liệu, giống lúa chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu; Lợi nhuận của Công ty BVTV An Giang giúp cho người trồng lúa trong vùng nguyên liệu, Tổng Công ty LT Miền Nam cần có chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu; Nhà nước để thương lái tự quyết định giá; Tại sao phải hỗ trợ nước bạn kinh nghiệm nghề làm lúa khu vực Châu Phi, Campuchia …
Từ những câu hỏi trên các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp giải thích như sau:
- Về xây dựng thương hiệu gạo: Hiện nay về thương hiệu chung còn gặp nhiều khó khăn, bởi vì chúng sản xuất quá nhiều giống lúa thậm thí gạo thơm Mỹ, Thái, Đàì Loạn đều có sản xuất ở Việt Nam. Một công ty khởi đầu thương hiệu của Việt Nam như: Gạo thơm ST của KS. Hồ Quang Cua, Gạo thơm Gạo Việt - Hòa Lời của 5 doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng; Gạo thơm Ngọc Đồng Công ty Gentraco; Gạo Tứ Quý của Công ty ADC; Gạo Hữu Cơ - Hoa Sữa…. Xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu từ nền tảng cánh đồng mẫu lớn đạt 2 yêu cầu: (1) Phải mang tính ổn định của chất lượng, sản lượng, thời gian, không gian (2) Xây dựng thương hiệu và phát triển trên mô hình cánh đồng mẫu lớn.
- Về quy hoạch vùng lúa xuất khẩu, mỗi địa phương có diện tích trồng lúa cần sắp xếp lại quy hoạch vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu, tổ chức lại sản xuất hình thành các tổ liên kết, HTX, hợp tác phân công hỗ trợ sản xuất từ cánh đồng mẫu lớn.
- Về Giống lúa tùy theo điều kiện từng nơi, từng vùng mà xác định lại cơ cấu giống lúa, giống nào thị trường yêu cầu (không phải bán cái ta có) không nên trồng quá nhiều giống lúa dễ dẫn đến lẫn tạp giống, diện tích nào sản xuất lúa kém hiệu quả nên chuyển sang cây ngắn ngày khác (bắp, đậu nành…) có hiệu hơn.
- Về câu hỏi tư thương ép giá: Các doanh nghiệp chế biến gạo không thể có lực lượng thu mua trực tiếp cho người dân, vì thế thương buôn tham gia vào khâu thu gom tiêu thụ lúa là sự cần thiết không thể thiếu được, việc mua giá thấp hơn theo quy định là tất nhiên, vì nhiều chi phí tư thương lái phải chịu khi sản phẩm đến nhà máy như: Công thu gom, công phơi, bao bì, chi phí vận chuyển.. những người thu mua cũng là con em của địa phương. Giá thu thu mua trong vụ vừa qua chưa đảm bảo cho người trồng lúa có lãi 30% là đúng, vì thu mua tạm trữ không có nghĩa là bao tiêu sản phẩm, đây chỉ là giải pháp tình thế giải quyết tồn động lúa gạo trong thời gian ngắn giúp người dân bán được phẩm làm ra để trang các chi phí.
Việc hỗ trợ đưa chuyên gia sang giúp nước bạn sản xuất lúa, đã tạo ra sự dư thừa lúa gạo trên thế giới (cung hơn cầu). Đây là công việc chung vừa mang tính quốc tế hỗ trợ nước nghèo, vừa mang tính nhân đạo. Nhưng người trồng lúa an tâm muốn sản xuất bằng Việt Nam phải mất từ 15 -20 năm.
Từ kết quả diễn đàn này liên hệ đến tình hình xây dựng mô hình CĐML ở Tây Ninh chúng ta cũng cần ngẫm nghĩ để xem xét tổ chức lại ở địa phương mình.
Nếu người trồng lúa Tây Ninh có quan tâm đến nội dung của diễn đàn “Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu” có khoảng 44 báo cáo tham luận, xin vui lòng liên hệ Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, số điện thoại: 066.3828361 hoặc email; nhanhkn@gmail.com.
|
gày 12/7/2013 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang chủ trì tổ chức diễn đàn về “Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu”.
Đến tham dự với diễn đàn gồm đại diện: Cục trồng trọt, Viện lúa ĐBSCL; Công ty Lương thực Miền Nam; Bộ phận thường trực Nam bộ TTKNQG; Trường Đại học Nông Lâm TP HCM; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL và đại diện 2 tỉnh Miền Đông Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu; các phóng viên báo đài đưa tin; cùng 300 nông dân tiêu biểu của 13 tỉnh ĐBSCL.
Theo đánh giá chung của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam về tổng quan xuất khẩu trong thời gian tới vẫn đang trong xu thế sụt giảm: Các nước xuất khẩu gạo trúng mùa trong khi trong các nước nhập gạo truyền thống thì tăng sản lượng thu hoạch giảm nhập, nguồn cung cấp thừa từ các nước xuất khẩu trong khi tồn kho của các nước nhập khẩu còn nhiều.
Theo báo cáo đề dẫn của Tổng Công ty LT Miền Nam trong những năm gần đây, gạo Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn với gạo của Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan đặc biệt là gạo Myanmar: Lượng gạo tồn kho của nước này đáng lớn dần nhu cầu giải phóng hàng hóa ngày càng đè nặng lên các nước xuất khẩu có giá thấp rất cạnh canh.
Các nước nhập khẩu lớn như: Khu vực Châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaysia… cũng đã giảm dần lượng gạo nhập khẩu và dần dần đẩy mạnh sản xuất trong nước để tiến tới tự cung tự cấp lương thực đặc biệt đối với mặt hàng lúa gạo.
Tình hình cân đối xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay như sau:
Tồn kho vụ Đông Xuân chuyển sang: 1,6 triệu tấn gạo; Lượng hàng hóa 6 tháng cuối năm ước 3,7 triệu tấn gạo. Tổng hàng hóa cần tiêu thụ: 5,3 triệu tấn gạo.
Đã xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013: 3,5 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm 4,0 triệu tấn gạo. Ước tổng lượng xuất khẩu gạo trong năm 2013: 7,5 triệu tấn gạo.
Bài tham luận của Ông Dương Văn Chín - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Định Thành thuộc Công Ty CP BVTV An Giang về “Mối liên kết chiến lược giữa doanh nghiệp và nông dân trong cánh đồng mẫu lớn” được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ mục tiêu hướng về nông dân góp phần giải quyết khó khăn của người trồng lúa trong khâu tiêu thụ sản nông sản hàng hóa. Công Ty CP BVTV An Giang mở ra một ngành hoạt động mới là “Đầu tư thu mua và chế biên lúa gạo” Công ty thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo kép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua lúa tươi với người sản xuất. Lực lượng 3 cùng trực tiếp hướng dẫn quy trình sản xuất, cung ứng giống, phân bón thuốc BVTV với lãi suất 0% suốt vụ, Công ty mua theo giá thị trường, nếu nông dân không ưng ý có thể gởi kho 30 ngày không tính phí lưu kho. Diện tích vùng nguyên liệu, lực lượng 3 cung, cơ sở chế biến cũng gia tăng theo hàng năm, trong 6 vụ lúa (cuối năm 2012) đạt 23.247 ha. Giá thành 1kg lúa 2.863 đồng, tổng thu hộ sản xuất ngoài mô hình 23,53 triệu, lợi nhuận 11,03 triệu, hộ tham gia trong mô hình 38,29 triệu đồng/ha, lợi nhuận 17,38 triệu đồng.
Qua 4 báo cáo đề dẫn, đến phần thảo luận các đại biểu đã nêu khoảng hơn 40 câu hỏi cho các nhà khoa học tập trung một nội dung chính như sau: Thương hiệu lúa Việt Nam; Việc sắp xếp quy hoạch vùng nguyên liệu, giống lúa chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu; Lợi nhuận của Công ty BVTV An Giang giúp cho người trồng lúa trong vùng nguyên liệu, Tổng Công ty LT Miền Nam cần có chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu; Nhà nước để thương lái tự quyết định giá; Tại sao phải hỗ trợ nước bạn kinh nghiệm nghề làm lúa khu vực Châu Phi, Campuchia …
Từ những câu hỏi trên các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp giải thích như sau:
- Về xây dựng thương hiệu gạo: Hiện nay về thương hiệu chung còn gặp nhiều khó khăn, bởi vì chúng sản xuất quá nhiều giống lúa thậm thí gạo thơm Mỹ, Thái, Đàì Loạn đều có sản xuất ở Việt Nam. Một công ty khởi đầu thương hiệu của Việt Nam như: Gạo thơm ST của KS. Hồ Quang Cua, Gạo thơm Gạo Việt - Hòa Lời của 5 doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng; Gạo thơm Ngọc Đồng Công ty Gentraco; Gạo Tứ Quý của Công ty ADC; Gạo Hữu Cơ - Hoa Sữa…. Xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu từ nền tảng cánh đồng mẫu lớn đạt 2 yêu cầu: (1) Phải mang tính ổn định của chất lượng, sản lượng, thời gian, không gian (2) Xây dựng thương hiệu và phát triển trên mô hình cánh đồng mẫu lớn.
- Về quy hoạch vùng lúa xuất khẩu, mỗi địa phương có diện tích trồng lúa cần sắp xếp lại quy hoạch vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu, tổ chức lại sản xuất hình thành các tổ liên kết, HTX, hợp tác phân công hỗ trợ sản xuất từ cánh đồng mẫu lớn.
- Về Giống lúa tùy theo điều kiện từng nơi, từng vùng mà xác định lại cơ cấu giống lúa, giống nào thị trường yêu cầu (không phải bán cái ta có) không nên trồng quá nhiều giống lúa dễ dẫn đến lẫn tạp giống, diện tích nào sản xuất lúa kém hiệu quả nên chuyển sang cây ngắn ngày khác (bắp, đậu nành…) có hiệu hơn.
- Về câu hỏi tư thương ép giá: Các doanh nghiệp chế biến gạo không thể có lực lượng thu mua trực tiếp cho người dân, vì thế thương buôn tham gia vào khâu thu gom tiêu thụ lúa là sự cần thiết không thể thiếu được, việc mua giá thấp hơn theo quy định là tất nhiên, vì nhiều chi phí tư thương lái phải chịu khi sản phẩm đến nhà máy như: Công thu gom, công phơi, bao bì, chi phí vận chuyển.. những người thu mua cũng là con em của địa phương. Giá thu thu mua trong vụ vừa qua chưa đảm bảo cho người trồng lúa có lãi 30% là đúng, vì thu mua tạm trữ không có nghĩa là bao tiêu sản phẩm, đây chỉ là giải pháp tình thế giải quyết tồn động lúa gạo trong thời gian ngắn giúp người dân bán được phẩm làm ra để trang các chi phí.
Việc hỗ trợ đưa chuyên gia sang giúp nước bạn sản xuất lúa, đã tạo ra sự dư thừa lúa gạo trên thế giới (cung hơn cầu). Đây là công việc chung vừa mang tính quốc tế hỗ trợ nước nghèo, vừa mang tính nhân đạo. Nhưng người trồng lúa an tâm muốn sản xuất bằng Việt Nam phải mất từ 15 -20 năm.
Từ kết quả diễn đàn này liên hệ đến tình hình xây dựng mô hình CĐML ở Tây Ninh chúng ta cũng cần ngẫm nghĩ để xem xét tổ chức lại ở địa phương mình.
Nếu người trồng lúa Tây Ninh có quan tâm đến nội dung của diễn đàn “Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu” có khoảng 44 báo cáo tham luận, xin vui lòng liên hệ Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, số điện thoại: 066.3828361 hoặc email; nhanhkn@gmail.com.
Kỷ sư Nguyễn Văn Nhành
Ý kiến bạn đọc