KINH NGHIỆM THÂM CANH MÃNG CẦU CỦA ANH LÊ VĂN XƯƠNG

Thứ hai - 04/02/2013 23:05 323 0
Mãng cầu là một loại cây đặc sản của Tây Ninh, để có mãng cầu bán đúng vào dịp tết, người làm vườn đã xử lý ra hoa theo phương pháp tuốt lá.Sau đây là kinh nghiệm xử lý ra hoa trái vụ trên cây mãng cầu của anh Xương

 

 

         Mãng cầu là một loại cây đặc sản của Tây Ninh, những năm gần đây, để có mãng cầu bán đúng vào dịp tết, người làm vườn đã xử lý ra hoa theo phương pháp tuốt lá. Mãng cầu là cây dễ cho ra hoa, sau mỗi đợt rụng lá, lá non mọc ra, đồng thời hoa cũng xuất hiện, thường cây mãng cầu từ khi xử lý cho ra hoa đến lúc trái được thu hoạch khoảng 4 tháng

            Theo anh Xương, xã Thạnh Tân thị xã Tây Ninh thì có 4-5 giống mãng cầu, nhưng tốt nhất là giống mãng cầu có bộ da trái gai to, ít hột, thịt dai, tán nhánh thưa, lá rộng. Khi trồng khoảng cách 3 x 4m. Cây mãng cầu chịu đất cát pha, hạt cát to mịn nhiều mùn. Trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật,  sau 12 tháng mãng cầu có khả năng ra hoa đậu quả.

            Sau đây là kinh nghiệm xử lý ra hoa trái vụ trên cây mãng cầu của anh Xương, anh đã từng được báo cáo kinh nghiệm tại hội thi trái ngon tỉnh Tây Ninh năm 2004. Để điều khiển cây mãng cầu ra hoa theo đúng với ý muốn của nhà vườn, đồng thời có năng suất và chất lượng cao cần phải tiến hành những bước như sau: 

            Tỉa cành, tạo tán:

            Sau  khi thu hoạch trái vụ trước xong, bấm cành tỉa tán chừa lại những cành nhánh bằng chiếc đũa ăn cơm trở lên. Những cành vượt ở giữa thân mọc lên cũng bấm bỏ cho thoáng cây, hạn chế sâu bệnh, lặt bỏ hết số trái còn sót trên cây.

            Bón phân phục hồi cây: Nếu bón phân chuồng, phân tro nhiều vào tháng 5-6 hoặc tháng 7 thì đến khi tuốt lá dùng phân hoá học có hàm lượng lân cao. Nếu tuốt lá vào tháng 1-2-3 thì dùng phân hoá học có hàm lượng kali cao .    

Chuẩn bị vườn trước khi tuốt la (đơn vị tính 1ha) bón từ 400-600 bao phân bò + 100 giạ tro +300kg vôi +200kg NPK(20-20-15) +100kg DAP +100kg nitrat cancium (thay cho bón vôi) +25kg nitrabo. Cách 1 tuần trước khi tuốt anh Xương phun phân bón lá KNO3  phối trộn với Validacin 3L, 5L đễ phòng bệnh. 

Tuốt lá làm trái vụ nghịch :

Sau khi xới xáo bón phân được 15 – 20 ngày, tiến hành tuốt lá. Dùng công lao động (khoảng 30 công /ha), tuốt lá bằng tay, dùng ghế chân kiềng làm phương tiện tuốt lá trên cao để tránh kéo nứt vỏ thân cây làm xây xát cành, bệnh dễ tấn công.

            Sau khi tuốt một ngày tiến hành phun thuốc phòng ngừa rầy chích hút bằng thuốc hoá học :Dibacide 50 EC hoặc Bassa 50 EC hoặc Ranadi 10 WP hay Difluent 10WP, 25WP. 

            Phun thuốc dưỡng : Atonik + 101 hoặc Grepo +202.

Phun thuốc bệnh :Dùng Ridomil 240 EC,5 G + Bavistin luân phiên  Daconil.

            Sau 10 ngày tuốt lá cây bắt đầu có mầm non, lộc non ướm xanh, bọ trĩ tấn công làm cho lá non rụng khỏi thân cành nên phun thuốc đặc trị như : Confidor 100 SL, Luân phiên thuốc khác như Regent 5 SC; 0,2 G; 0,3 G + Confidor, Ranadi10 WP, tuyệt đối giai đoạn này không còn phun thuốc dưỡng, mà tăng cường phun phòng bệnh bằng : Lunasa 25 EC, Cuproxat 345 SC, không nên phun ướt đẫm cành cây mới tuốt lá. Xịt đúng cách là xịt từ mặt dưới lá phun ngược lên. Khoảng 1 tuần nữa (17 ngày) theo dõi tình hình sâu bệnh  phun xịt phòng sâu hại,  cho đến khi hoa nở.

Khoảng 20 ngày sau tuốt lá tiếp tục phun thuốc kích thích sinh trưởng Atonic hoặc Grepos sumbo.

Khi đậu trái bằng ngón tay (đợt hoa thứ nhất ), chỉ để trái 2 đợt hoa. Hái bỏ trái của hoa từ đợt thứ 3 trở đi. Ở giai đoạn này dùng 200kg NPK(16-16-8) +NPK(12-11-18 TE) chia làm 3 lần bón trong 30 ngày

            Khi cây 60 ngày sau tuốt, tức khoảng 1 tháng  sau đậu trái: bón khoảng 200kg NPK(20-20-15) + 50kg (13-13-20) chia làm 3 lần bón trong 30 ngày. Thời gian này rệp sáp tấn công mạnh nhất cho đến 90 ngày sau tuốt lá. Phun thuốc phòng rệp, nhện đỏ pha trộn với phân bón lá như 15-30-15 cộng với loại thuốc lớn trái.

            Khi cây 90 ngày tiến hành bón 200kg NPK(20-20-15) + 50kg Urê sữa (nitrat Cancium loại có chứa Nitrabo, 1 bao 25kg).  phun 20-30-20 pha trộn với thuốc phòng rầy, rệp, nhện đỏ cho đến khi chuẩn bị thu hoạch, chú ý thời gian cách ly của thuốc để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

            Xử lý trái sao cho không có 2 màu trên cùng một trái. Bằng kinh nghiệm, khi cây rậm rạp thì nuôi trái bằng  phân bón có hàm lượng Kali cao. Ngược lại bộ lá thưa thì dùng loại có hàm lượng Lân nhiều để trái không bị đỏ. Vườn nào, mùa nào rệp sáp bám nhiều ta ngưng phun thuốc dưỡng và dùng thuốc Bi58 40EC, Bassa50 EC, Dibacide 50 EC, Anba50 EC, một trong các loại này phối trộn với 1 gói Difluen 10 WP,25 WP+ Ranadi 10 WP để phun, phun theo từng trái trên cây thì mới có hiệu quả. Khi thấy rệp sáp bị diệt thì ta phun thuốc dưỡng trái và thuốc ngừa bệnh bồ hóng lên trái. 

            Chế độ tỉa cành, tỉa trái :

            Tỉa bớt cành rậm bám theo cành mang trái vào lúc đậu trái bằng ngón tay (đợt hoa nhất), tiếp tục tỉa bớt cành rậm bám theo cành mang trái đợt 2, tiếp tục tỉa cành rậm mang bông đợt 3 trở đi. Song song với tỉa cành là tỉa trái cho đến khi cây đã 60-70 ngày sau tuốt lá là dứt điểm.

            Cách để trái trên cây và kích cỡ của trái đạt giá trị thương phẩm, theo anh Xương thì cây mãng cầu tơ để 3-4 kg/gốc, cây có tán lớn khoảng 5 năm tuổi trở lên chỉ để 10kg/gốc (Tương đương 40-50 trái/gốc).

            Mãng cầu là cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, từ  thực tế sản xuất tại vườn  mãng cầu của gia đình , anh Xương cho biết:

            Tồng vốn đầu tư (bình quân 1 ha) 20-25 triệu đồng.

            Tổng giá trị sản phẩm: 5 tấn trái x 10.000đ/kg = 50triệu đồng.

            Hiệu  quả 1 vụ trừ chi phí lãi: 25-30 triệu đồng /ha (đây là đối với vườn mãng cầu dưới 5 tuổi, đối với vườn mãng cầu 5 năm tuổi lãi cao hơn). Hiệu quả của vườn mãng cầu không phải chỉ phụ thuộc vào năng suất mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ trái loại 1 và loại 2. Năng suất cao nhưng tỷ lệ trái đạt loại I và loại II thấp thì hiệu quả vẫn không cao.

            Lưu ý: Mãng cầu là cây rất cần nước nhưng cũng rất sợ úng, do đó khi chọn đất trồng phải chọn đất thoát nước tốt trong mùa mưa. Nguyễn Bình An - Xã Thạnh Tân TXTN-2006

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây