Cây lúa: Đã xuống giống 8.359 ha, trong đó: Giai đoạn mạ 5.594 ha, đẻ nhánh 2.379 ha,
làm đòng 366 ha và trổ 20 ha tại các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Châu Thành,
Dương Minh Châu, Tân Biên và Thành phố Tây Ninh.
Cây trồng khác: Đậu phộng (488 ha); Bắp (225 ha); Đậu các loại (285 ha); Rau các loại
(971 ha); Khoai các loại (62 ha); Mì trồng mới (74 ha); Mè (11 ha).
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TỪ 14/4/2015 – 20/4/2015
Cây lúa vụ Hè Thu 2015:
Diện tích lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, tình hình sâu bệnh gây hại trong tuần
chưa phổ biến.
Cục bộ một số diện tích lúa xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng – trổ, một số dịch
hại như rầy nâu (45 ha), sâu đục thân (22 ha), sâu cuốn lá (20 ha), đạo ôn lá (37 ha), phát
sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ.
Cây trồng khác:
Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 206 ha, tăng 29 ha so với
cùng kỳ năm trước (CKNT), phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ và đã được nông dân
phòng trị. Một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là:
+ Sâu xanh: 49 ha, giảm 10 ha so với CKNT, gây hại chủ yếu trên cây cải ngọt, khổ qua,
dưa leo, bầu bí;
+ Rầy mềm: 45 ha, giảm 02 ha so với CKNT, gây hại chủ yếu trên cây cải bẹ xanh, khổ qua;
+ Bọ phấn: 31 ha, gây hại chủ yếu trên cây ớt, cải bẹ xanh;
+ Thán thư: 35 ha, giảm 14 ha so với CKNT, gây hại chủ yếu trên cây ớt.
Ngoài ra, một số dịch hại khác phát sinh với diện tích nhiễm ít.
Cây cao su: 20 ha cao su 5-10 năm tuổi nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ 5-10% tại huyện
Tân Biên.
Cây mì:
+ Nhện đỏ: Gây hại 16 ha mì giai đoạn 5-6 tháng với mức độ nhiễm 5-10%, phân bố tại
huyện Châu Thành, Tân Biên.
+ Rệp sáp hồng: Trong tuần không phát sinh diện tích nhiễm mới.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/04/2015, tổng diện tích nhiễm rệp sáp hồng trên địa bàn
tỉnh là 160,6 ha.
Trong đó nhiễm nhẹ 157,7 ha, nhiễm trung bình 1,9 ha, nhiễm nặng 01 ha; phân bố tại 30
xã thuộc 8 huyện:Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu, Gò Dầu,
Hòa Thành và Thành phố TN.
Dự kiến tình hình sinh vật hại cây trồng từ 22/4 – 28/4/2015
Cây lúa vụ Hè Thu: Lưu ý các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy phấn trắng,
bệnh đạo ôn, cỏ dại, ốc bươu vàng … phát sinh gây hại.
Đối với diện tích chuẩn bị xuống giống: Bà con nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, cày ải
phơi đất và để giãn vụ ít nhất 2 tuần. Sạ thưa, tránh bón thừa đạm, tăng cường lân và kali
ngay từ đầu vụ nhằm hạn chế ngộ độc phèn. Quản lý tốt cỏ dại ngay từ đầu vụ.
Trà lúa xuống giống sớm đang ở giai đoạn làm đòng - trổ: Lưu ý phòng ngừa bệnh đạo
ôn cổ bông, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm, thiếu
nước,... Khi phát hiện bệnh, bà con nông dân cần ngưng ngay việc bón phân đạm (kể cả các
loại phân bón qua lá), cần tăng cường bón thêm các loại phân có chứa Canxi và Silic, không
để ruộng khô nước. Sử dụng thuốc BVTV, bà con nên chọn các loại thuốc đặc trị, thuốc nằm
trong danh mục thuốc BVTV và tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” nhằm đạt hiệu quả phòng trừ
dịch hại, đảm bảo an toàn trong lao động.
Cây rau: Lưu ý nhóm côn trùng chích hút như bọ phấn, rầy xanh, rầy mềm, bọ trĩ và các bệnh
hại như khảm, vàng lá, thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.
Bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và chỉ sử dụng thuốc hóa
học khi cần thiết, thuốc trong danh mục được phép sử dụng trên rau. Để quản lý nhóm côn
trùng chích hút cần tăng cường các biện pháp tưới phun mưa, sử dụng thuốc đặc trị và phun
vào sáng sớm hoặc chiều mát để tăng hiệu quả phòng trừ.
Cây mì: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, lưu ý các sinh vật gây hại như: Rệp sáp hồng,
nhện đỏ, bệnh vi khuẩn, thối củ.
Cây mía: Thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên cây mía.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH