Khái niệm và nguyên tác cơ bản trong chăn nuôi gà an toàn sinh học

Thứ năm - 21/09/2017 17:00 1.061 0

1. Khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học, lợi ích khi thực hiện chăn nuôi gà an toàn sinh học

a) Khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học

Chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái. Hay nói cách khác chăn nuôi an toàn sinh học là" Tổng thể các biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh".

b) Lợi ích khi thực hiện chăn nuôi gà an toàn sinh học

- Gà thịt khỏe mạnh, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, nhanh lớn, tiêu tốn ít thức ăn.

- Đối với gà sinh sản thì gà khỏe mạnh, đẻ nhiều, trứng có chất lượng tốt, tỷ lệ ấp nở tăng, gà con nở ra khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống cao.

- Người lao động trong cơ sở chăn nuôi tránh được các bệnh nghề nghiệp (ho, hen…) và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ gà (cúm gia cầm, Samonella…).


Hình: Cơ sở chăn nuôi an toàn ở Dương Minh Châu

2. Những nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi an toàn.

2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi

Khi thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi thì người chăn nuôi đã góp phần ngăn chặn được các loại mầm từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và ngược lại.

- Cách ly được hiểu là có sự tách biệt giữa các trại chăn nuôi với nhau và giữa khu vực chăn nuôi với khu vực sinh sống của con người và động vật khác. Thực hiện việc cách ly bằng cách xây dựng tường, hàng rào, vách ngăn giữa các khu vực, bố trí biển cảnh báo bên cạnh đó còn thực hiện việc cách ly về thời gian giữa các lứa nuôi.

- Kiểm soát ra vào trại để đảm bảo an toàn sinh học thì đối tượng cần kiểm soát là giống gia cầm nhập nuôi, con người, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, động vật, côn trùng…

a) Kiểm soát gà giống mới nhập về

- Gà giống khỏe mạnh mua từ cơ  sở an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ.

- Không nên nhập thêm gà mới ngay vào đàn đang nuôi mà phải nuôi cách ly đàn mới mua về ít nhất 2 tuần ở chuồng cách ly, càng xa chuồng gà đang nuôi càng tốt.

- Thường xuyên quan sát bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở gà nhằm phát hiện những con ủ bệnh để thực hiện phòng và trị bệnh kịp thời.

b) Kiểm soát con người

Mầm bệnh có thể lây lan từ bên ngoài vào trại chăn nuôi thông qua tay, chân, quần áo, giày dép của người khi vào thăm hoặc chăm sóc đàn gà, vì vậy phải yêu cầu tất cả người làm, khách khi vào ra khu vực chăn nuôi đều phải:

- Thay quần áo bảo hộ

- Thay giày dép/ủng của cơ sở chăn nuôi

- Rửa tay bằng xà phòng cả trước và sau khi tiếp xúc với gà và các nguồn lây nhiễm khác

- Khi đi từ khu vực bẩn sang khu vực sạch cần phải:

  + Dẫm vào khay có chứa dung dịch khử trùng (được thay hàng ngày)

       + Dùng bàn chải cọ sạch đế giày, ủng

- Chỉ những người thực sự cần thiết mới được vào trại. Người buôn bán gia cầm, trứng không được phép vào bên trong trại ® Mua bán ở ngoài cổng trại

+ Hạn chế tối đa việc khách tham quan đến thăm trại

+ Người thực hiện công việc chăn nuôi nên hạn chế đến các trại gia cầm khác hoặc đến các chợ buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. Tuyệt đối không nên đi lại hoặc tham quan hay chữa trị bệnh giúp các trang trại ở khu vực đang bùng phát dịch bệnh.

c) Kiểm soát phương tiện vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển phải đỗ ở bên ngoài trại.

- Chỉ cho phương tiện vận chuyển vào trại ở những trường hợp đặc biệt, nhưng phải cọ rửa và phun khử trùng kỹ, nhất là lốp xe, gầm xe, cho xe đi qua hố sát trùng…

d) Kiểm soát các trang thiết bị, dụng cụ

- Chỉ những trang thiết bị, dụng cụ thật cần thiết mới được đưa vào trại sau khi đã vệ sinh, khử trùng cẩn thận.

- Đặc biệt lưu ý đối với:

+ Dụng cụ mang về từ trạm ấp, từ chợ và của người mua bán (khay trứng, hộp, lồng nhốt gà…)

+ Dụng cụ tiêm vắc xin, máy cắt mỏ…

e) Kiểm soát thức ăn

- Nguy cơ gây bệnh từ thức ăn:

+ Nguyên liệu thức ăn bị nhiễm khuẩn (Salmonella…)

+ Thức ăn bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây bệnh cho gà:

+ Bệnh viêm phổi do nhiễm nấm Aspergillus fumigatus

+ Ngộ độc độc tố nấm mốc (Aflatoxin, Ochratoxin…)

- Giải pháp loại trừ nguy cơ gây bệnh do thức ăn

+ Chỉ mua thức ăn chất lượng tốt từ cơ sở sản xuất thức ăn có uy tín. Thức ăn thơm ngon, còn hạn sử dụng, tơi xốp, không ẩm mốc, vón cục

+ Nếu tự chế biến: Nguyên liệu phải khô, không ẩm mốc, ngũ cốc phải còn nguyên hạt, không dập vỡ

+ Bảo quản thức ăn trong kho đúng kỹ thuật: kê trên kệ, cách tường

+ Luôn đậy kín hoặc bao gói kín thức ăn dùng dở để tránh chuột, côn trùng, chim hoang… gây ô nhiễm

+ Thường xuyên vệ sinh máng ăn sạch sẽ

+ Không để máng uống hoặc đầu phun sương nhỏ nước vào máng ăn

g) Kiểm soát nước uống

- Nguy cơ gây bệnh do nước uống:

Nước có thể bị nhiễm mầm bệnh, hóa chất, kim loại nặng ngay từ nguồn cung cấp hoặc từ dụng cụ chứa đựng.

- Giải pháp

  • Tốt nhất là dùng nước sạch đảm bảo chất lượng như nước sử dụng cho người (nước máy, giếng khoan)
  •  Nếu phải dùng nước bề mặt, ao, sông:
  • Phải lọc hoặc lắng cặn + xử lý bằng Clorin.
  • Kiểm tra bể chứa thường xuyên, che đậy bể chứa đảm bảo không bị các loại tạp chất và chất bẩn xâm nhập, cọ rửa sạch máng uống hàng ngày.
  • Định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước.

    h) Kiểm soát động vật khác, côn trùng

    * Chim hoang dã

    - Nguy cơ: Truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm phân, dịch tiết có chứa mầm bệnh (Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Samonella, Hen…)

    - Giải pháp:
  • Có lưới che
  • Giữ kho thức ăn sạch sẽ
  • Chuồng nuôi luôn đóng cửa  

    * Vật nuôi

    - Nguy cơ: Chó, mèo và chim cảnh (bồ câu, vẹt) có thể mang một số mầm bệnh truyền vào chuồng nuôi thông qua phân, xác vật nuôi,…

    - Giải pháp:
  • Không nuôi bất kỳ loại thú cưng nào trong cơ sở chăn nuôi
  • Lắp lưới ở cửa sổ và luôn đóng kín cửa ra vào

    * Gia súc thả rông

    - Nguy cơ:
  • Tăng thêm côn trùng, chuột và ruồi trong trại
  • Tăng thêm mầm bệnh tập trung trong trại (Salmonella, Campylobacter, Cholera…)

    - Giải pháp:
  • Không giữ bất kỳ loài gia súc nào trong trại
  • Làm hàng rào vây quanh trại
  • Dùng tấm che hoặc lưới chống động vật
  • Luôn đóng kín cửa ra vào

    * Chuột

    - Nguy cơ:
  • Truyền bệnh qua phân (Samonella, E. coli…)
  • Cắn gà, tha trứng, ăn và làm hỏng thức ăn của gà
  • Cắn dây, ống…

    - Giải pháp:
  •  Dọn dẹp các đống rác xung quang chuồng
  •  Quét dọn thức ăn thừa
  •  Phát quang bui rậm
  •  Thường xuyên đặt bẫy, đánh bả chuột

    * Côn trùng (Ruồi nhặng, Bọ cánh cứng)

    - Nguy cơ: Mang trùng gây bệnh (VD: muỗi mang vi rút đậu gà; ruồi mang vi khuẩn Samonella; bọ cánh cứng mang vi rút Niu-cát-xơn, cúm gia cầm, Gumboro…)

    - Giải pháp:
  •  Không để nước đọng xung quanh khu vực chăn nuôi
  •  Dọn sạch chất thải rắn: phân rác, xác chết…
  •  Xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên

    2.2. Nguyên tắc thứ hai: Vệ sinh làm sạch

    a) Mục đích của vệ sinh làm sạch

    - Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp rất hiệu quả trong việc thực hiện chăn nuôi an toàn, việc vệ sinh làm sạch giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại trại chăn nuôi.

    - Mục đích vệ sinh làm sạch nhằm là loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất hữu cơ khỏi bề mặt các dụng cụ, thiết bị, sàn, tường, trần nhà,... Khi tất cả các chất bẩn bị loại bỏ, sẽ không còn các chất hữu cơ để nuôi dưỡng và chứa mầm bệnh.

    - Khi vệ sinh cần thực hiện loại bỏ hết các mảng bám hữu cơ như thức ăn thừa, phân chất thải bám bẩn trên dụng cụ chăn nuôi, vách ngăn, chuồng nuôi. Việc làm sạch được xác định khi không còn nhìn thấy chất bẩn bằng mắt thường
  1. Đối tượng cần thực hiện vệ sinh làm sạch

Việc vệ sinh làm sạch phải được thực hiện thường xuyên vệ sinh trước và sau khi ra vào trại

  • Phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ
  • Quần áo, giày dép, tay chân của người làm và khách
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi
  • Dụng cụ sử dụng tại trại: máng ăn, máng uống, khay đựng trứng…
  • Quần áo, giày dép, chân tay của người làm tại trại
  • Ổ đẻ (đối với gà sinh sản).
  • Thay và bổ sung đệm lót chuồng khi bị ướt
  • Chuồng nuôi (cả trong và ngoài)

c) Cách vệ sinh làm sạch

- Vệ sinh khô: Hàng ngày thực hiện quét dọn, thu gom rác và chất thải (phân rác, chất độn chuồng ẩm ướt, lông, trứng vỡ, xác gia cầm con…)  cho vào nơi quy định để xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Vệ sinh ướt: Cọ rửa sạch dụng cụ, chuồng trại bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Thực hiện sau khi đã vệ sinh khô và thực hiện  theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

    1. Nguyên tắc thứ ba: Khử trùng

Khử trừng là một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi an toàn sinh học, tuy nhiên hiệu quả của việc khử trùng tùy thuộc vào chất lượng của việc vệ sinh làm sạch trước đó. Mục đích khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trai, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.

a) Đối tượng, thời điểm và thời gian khử trùng

- Thường xuyên khử trùng phương tiện vận chuyển, quần áo, dụng cụ (bơm, kim tiêm, máy cắt mỏ, khay trứng…) trước khi vào trại

- Định kỳ khử trùng tại trại nuôi gà, cụ thể:

  • Dụng cụ đã sử dụng (máng ăn, máng uống, khay trứng…)
  • Quần áo và giày dép của người làm trong trại
  • Ổ đẻ (đối với gà sinh sản)
  • Trứng giống: xông khử trùng ngay sau khi thu nhặt
  • Chuồng nuôi (cả bên trong và bên ngoài)
  • Tổng vệ sinh, khử trùng sau khi kết thúc mỗi lứa

    b) Nguyên tắc và các bước phun khử trùng

    b1) Nguyên tắc thực hiện khi phun khử trùng
  • Phun khử trùng sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ
  • Sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt sạch
  • Chỉ sử dụng các chất khử trùng được khuyến cáo, pha dung dịch khử trùng đúng nồng độ (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất)
  • Đảm bảo an toàn cho người làm, phôi giống và gia cầm con
  • Phun xuôi chiều gió
  • Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
  • Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đè lên một phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng

b2) Những chuẩn bị cần thiết khi khử trùng

          Sau khi vệ sinh làm sạch, để đảm bảo thực hiện khử trùng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, người chăn nuôi cần chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị, hoá chất, và các dụng cụ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, cụ thể cần chuẩn bị

  • Chuẩn bị đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân:  quần áo bảo hộ (quần dài, áo sơ mi dài tay), ủng, mặt nạ phòng độc/khẩu trang phòng hoá chất, kính bảo hộ, mũ và găng tay.
  • Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác để chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha thuốc cho phù hợp: Tên hóa chất, thành phần, tỷ lệ pha, liều pha, mức độ độc hại, các yêu cầu về dụng cụ,…

c) Cách pha thuốc và Các bước vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi

-  Các tính lượng chất khử trùng cần dung:

Bước 1. Tính tổng diện tích cần phun khử trùng

  • Diện tích sàn nhà (m2) = chiều dài x chiều rộng
  • Diện tích cả nhà (sàn, tường, trần) cần phun (m2) = Diện tích sàn x 2,5

    Bước 2. Tính lượng dung dịch khử trùng cần dùng

    Lượng dung dịch khử trùng cần dùng (lít) = Tổng diện tích cần phun x 0,3

     Liều phun trung bình là 300 ml (0,3 lít) dung dịch đã pha cho 1m²

    Bước 3. Tính lượng hóa chất khử trùng (dạng nguyên chất) cần dùng

    Căn cứ vào tỷ lệ pha loãng dung dịch khử trùng do nhà sản xuất khuyến cáo
  • Các bước vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi:
    Hình: Phun thuốc sát trùng chuồng trại

    Bước 1. Chuyển hết toàn bộ gà (nếu có) ra khỏi khu vực cần vệ sinh. Thu gom toàn bộ chất thải: Dùng chổi, bàn chải, xẻng… để loại bỏ bụi, đất và các chất hữu cơ khô trên bề mặt thiết bị, dụng cụ và chuồng nuôi

    Bước 2. Dùng bột giặt/xà phòng và nước làm ướt thiết bi, dụng cụ, diện tích cần vệ sinh và cọ rửa để loại trừ các chất hữu cơ, bùn đất, chất nhờn (chỉ áp dụng đối với những thiết bị, dụng cụ và nền chuồng rửa được)

    Bước 3. Để khô bề mặt thiết bị, dụng cụ và chuồng nuôi

    Bước 4. Phun khử trùng lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất và liều lượng là 3 lít dung dịch đã pha phun khử trùng cho 10 m2

    3. Xử lý chất thải trong chăn nuôi gà

    3.1. Xử lý gà bệnh, chết

    - Nguy cơ: Gà bệnh, chết là nguồn tích tụ và phát tán mầm bệnh ra xung quanh

    - Biện pháp xử lý:
  • Loại bỏ xác gà chết càng sớm càng tốt!
  • Xử lý an toàn bằng cách:
  • Đốt/ xử lý nhiệt
  • Chôn sâu
  • Ủ hiếu khí

    3.2. Xử lý chất thải chăn nuôi
  1. Chất thải ở cơ sở chăn nuôi phải được thu gom hàng ngày, để ở khu vực riêng, cách xa khu vực chăn nuôi

    Xử lý an toàn bằng cách: ủ phân hiếu khí.                                                  
                                                                  Phòng Dịch tễ Thú y - CCCNTY

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây