Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14; Nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi

Thứ tư - 22/07/2020 18:00 189 0

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao, lên đến 100%.

Năm 2019, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên cả nước, đến tháng 7/2019, bệnh xâm nhập và lây lan nhanh tại nhiều địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi. Tính đến ngày 27/12/2019, DTLCP lây lan tại 1.937 hộ chăn nuôi của 78/95 xã, phường, thị trấn thuộc 9/9 huyện,thành phố. Số lợn chết và bị tiêu huỷ là 32.355 con, tổng trọng lượng 1.853.968kg. Kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch lên đến hơn 50 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, bện DTLCP đã tái phát tại một số tỉnh, thành trong cả nước. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan ra các địa bàn trong tỉnh là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.

Bên cạnh đó, gần đây là sự ra đời của Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; Thông tư số số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực chăn nuôi. Đặc biệt là việc ban hành quy định vùng không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời đang là những vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

 Trước tình hình trên, nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, tuyên truyền những nội dung trọng tâm của Luật Chăn nuôi 2018 đến doanh nghiệp, trang trại, tổ chức, cá nhân  hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi; ngày 17/7/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng, chống bệnh DTLCP và phổ biến Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14. Chủ trì hội nghị là ông Nguyễn Văn Mấy – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và có sự tham gia của đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã, thành phố; cùng đại diện các Công ty chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như C.P, CJ Vina, Emivest, Bình Minh và các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn; các hộ nuôi yến trên địa bàn tỉnh.


Hình: Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị đã nghe ông Nguyễn Thành Thúc – Phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình bày kết quả  công tác chống DTLCP năm 2019 và phương hướng giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới; trọng tâm là nội dung Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP  giai đoạn 2020-2025". Ông Võ Văn Vinh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình bày về Luật Chăn nuôi 2018 và một số hướng dẫn thi hành luật để doanh nghiệp, người chăn nuôi nắm bắt được các quy định mới.

Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Văn Mấy – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh đã đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y; các tổ chức, cá nhân và đơn vị có liên quan  cùng các trang trại chăn nuôi cùng nhau hỗ trợ, phối hợp tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là địa bàn có nguy cơ cao, khu vực biên giới; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin đầy đủ, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các phương tiện ra vào trại không để dịch bệnh phát sinh tại các trang trại tập trung và hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong tỉnh vì đây là dịch bệnh truyền nhiễm mới, nguy hiểm và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Hình: Ông Nguyễn Văn Mấy - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Đồng thời, ông Nguyễn Văn Mấy cũng nhấn mạnh đến những điểm mới do Luật Chăn nuôi quy định, nhất là quy định vùng không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời để người chăn nuôi, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi tham gia thực hiện đúng quy trình, thủ tục trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y theo quy định và tuyên truyền đến mọi đối tượng có liên quan để chung tay góp sức phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh nhà ngày càng phát triển ổn định, bền vững và an toàn để nâng cao giá trị ngành nông nghiệp./.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây