Một số vấn đề mới trong công tác triển khai thực hiện Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT về việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP đối với động vật và sản phẩm động vật trong lĩnh vực CNTYTS

Thứ sáu - 31/07/2020 17:00 244 0

Ngày 25 tháng 12 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 02 năm 2019 và thay thế cho Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nắm bắt kịp thời các quy định của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn một số điểm mới của Thông tư, khi thực hiện cần lưu ý như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụm từ "Kiểm tra" trong Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT được thay thế bằng cụm từ "Thẩm định" trong Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT quy định: ngoài cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT nay đã bổ sung thêm một số đối tượng sau:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;

- Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Ảnh: Cơ sở được chứng nhận HACCP (Công ty QL)

3. Tần suất thẩm định

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, tần suất thẩm định đánh giá định kỳ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được quy định như sau:

- Cơ sở xếp loại A: 1 lần/ 18 tháng.

- Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ 12 tháng.

- Cơ sở xếp loại C: Thời gian thẩm định lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được thẩm định và do cơ quan thẩm định quyết định nhưng không quá 03 tháng tính từ thời điểm thẩm định xếp loại C. Nếu thời điểm thẩm định lại trùng với thời điểm mùa vụ đã kết thúc thì đợt thẩm định lại sẽ được thực hiện khi bắt đầu vào mùa vụ kế tiếp.

Theo đó thì tần suất đã được điều chỉnh so với Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT trước đây:

- Cơ sở xếp loại A: 01 lần/năm.

- Cơ sở xếp loại B: 02 lần/năm.


Ảnh: Cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nguồn gốc động vật (Công ty Việt Thuận Yến)

Ảnh: Cơ sở giết mổ động vật (Công ty Pacow International)

4. Xử lý kết quả thẩm định

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT bổ sung thêm nội dung xử lý kết quả thẩm định (Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT không có nội dung này).

Đối với cơ sở có kết quả loại C sẽ bị xử lý vi phạm, cụ thể:

Thẩm định để xếp loại: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại (Khoản 1 Điều 16).

Thẩm định đánh giá định kỳ: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại (Khoản 2 Điều 16)

Trường hợp phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm hành chính, đoàn thẩm đinh lập biên bản vi phạm hành chính, trình người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (Khoản 5 Điều 14).

6. Thành phần hồ sơ, thủ tục hành chính

- Thời gian thực hiện Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT là 07 ngày để thẩm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã thẩm định có kết quả loại A/B (Điểm c, Khoản 4, Điều 17), thời gian đã rút ngắn 08 ngày so với Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có bằng chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh từ trung cấp trở lên, trong chương trình đào tạo có nội dung về an toàn thực phẩm. Nội dung này không có trong Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT chỉ yêu cầu 02 loại thành phần hồ sơ là đơn đề nghị và bản thuyết minh. Trước đây là 05 loại thành phần hồ sơ (giấy đăng ký kinh doanh, đơn đề nghị, bản thuyết minh, giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP).

7. Mẫu biên bản thẩm định

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT có 13 biểu mẫu biên bản đánh giá cho các loại hình so với 32 biểu mẫu cho các loại hình trong Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT./.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây