Tân Châu tái cơ cấu ngành Chăn nuôi gắn với Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Thứ năm - 07/06/2018 14:00 270 0

Tân Châu  là huyện vùng sâu biên giới, nằm về phía Bắc tỉnh Tây Ninh, có diện tích tự nhiên 110.106,69 ha, trong đó đất có khả năng sản xuất nông nghiệp chiếm 59,52%, phần lớn đa số người dân sống về nông nghiệp. Theo số liệu điều tra thực tế của Trạm Chăn nuôi và thú y huyện vào tháng 02/2018 thì đàn chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ của huyện là 6.293 con, về phương thức chăn nuôi là bán thả rong, chủ yếu tận dụng công lao động nhàn rỗi và sử dụng thức ăn có sẵn tại địa phương, ít sử dụng thức ăn đã chế biến được sản xuất theo kiểu công nghiệp nên năng suất lao động và hiệu quả kinh tế không cao. Ngoài ra chỉ có một số trang trại vừa và nhỏ, chăn nuôi theo mô hình bán công nghiệp ở rải rác ở các xã: Thạnh Đông, Tân Đông, Tân Phú, Suối Ngô…

Trong những năm qua, huyện đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nông thôn mới, đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi theo Quyết định số 2056/QĐ-SNN ngày 05/7/2016 về "Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2018"; Kế hoạch số 968/KH-SNN ngày 08/5/2017 về Quản lý heo và bò đực giống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020 của Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Tây Ninh. Thực tế cho thấy:

Đối với chăn nuôi gia cầm, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, một số bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1, H7N9, niu cát xơn... có nguy cơ phát sinh, lây lan cao, thị trường đầu ra không ổn định nên việc chăn nuôi gia cầm thiếu tính bền vững. Đối với chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi lợn nguồn thức ăn còn phụ thuộc thị trường, giá thành đầu vào cao, đầu ra thiếu ổn định nên phát triển đàn lợn gặp rất nhiều khó khăn; chăn nuôi trâu khó áp dụng phương thức chăn nuôi thâm canh nên chỉ duy trì và ổn định đàn trâu; đối với chăn nuôi bò vẫn có nhiều lợi thế hơn các loại vật nuôi khác và phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Sau 2 năm thực hiện đề án chăn nuôi, đàn bò đã có chiều hướng chuyển biến tốt. Tuy nhiên việc chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa tận dụng hết nguồn thức ăn, đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp, đàn bò chủ yếu vẫn giống địa phương, thể trọng tầm vóc nhỏ, chậm lớn, tỷ lệ thịt thấp nên hiệu quả chăn nuôi bò mang lại không cao. Để chấn chỉnh hoạt động các hộ chăn nuôi heo và trâu bò nhỏ lẻ chuyển sang hướng nuôi công nghiệp, nhằm tăng năng suất và chất lượng giống heo và bò, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi trên thị trường, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Châu đã ban hành Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 27/2/2018 về việc thành lập tổ công tác cấp huyện thực hiện quản lý heo và bò đực giống trên đại bàn huyện Tân Châu giai đoạn 2017-2020; Công văn số 367/UBND ngày 27/2/2018 về việc phối hợp thực hiện quản lý heo và bò đực giống trên địa bàn huyện Tân Châu năm 2018. Kết quả đạt bước đầu đạt được như sau:

1. Tổ chức họp triển khai các kế hoạch, dự án

UBND huyện đã tổ chức họp triển khai các nội dung kế hoạch, dự án của tỉnh phân bổ cho huyện trong giai đoạn 2016-2020 cho Trạm Chăn nuôi và thú y, Trạm Khuyến nông và các các cơ quan chức năng của huyện.

2. Thông tin tuyên truyền

Phối hợp với Đài phát thanh huyện tuyên truyền phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2016-2020. Kết quả đã tuyên truyền được 02 lượt. Đồng thời Trạm chăn nuôi và thú y đã phân bổ 200 tờ rơi để tập huấn cho các hộ chăn nuôi nhằm hướng dẫn kỹ thuật  chăn nuôi bò cái sinh sản, bò thịt.

3. Tập huấn:

Tổ chức 06 lớp tập huấn với 120 hộ chăn nuôi tham gia để giới thiệu một số giống bò chuyên thịt, quy trình lai cải tạo đàn bò, kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản bò thịt cao sản và các biện pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp trên bò.

4. Biển báo điểm GTNT

Dựng 06 biển báo về điểm gieo tinh nhân tạo bò thịt tại các xã trọng tâm trên địa bàn huyện gồm: Tân Hưng, Thạnh Đông, Tân Đông, Suối Dây, Tân Thành, Suối Ngô và 02 biển báo điểm trình diễn phối giống trực tiếp bò hướng thịt tại 02 hộ chăn nuôi tham gia dự án ở xã Tân Hội và Suối Dây.

6. Công tác GTNT

Trong giai đoạn từ 2016-2018, Trạm chăn nuôi và thú y huyện đã triển khai thực hiện công tác gieo tinh nhân tạo và phối giống bò trực tiếp hướng thịt miễn phí cho các hộ tham gia dự án. Kết quả đậu thai 203 con, trong đó có 123 bò cái đậu thai gieo tinh nhân tạo và 80 bò cái đậu thai phối giống trực tiếp

Nhìn chung qua 02 năm thực hiện dự án phát triển chăn nuôi theo Quyết định số 1867/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt dự án "Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2020". UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và thú y huyện phối hợp các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của tỉnh đề ra. Đồng thời để thực hiện tốt việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi đạt hiệu quả trong thời gian tới, UBND huyện đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từng bước theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang qui mô gia trại, trang tại, công nghiệp tập trung, xa khu dân cư, kiểm soát an toàn dịch bệnh, quản lý môi trường nuôi, có quy hoạch đất trồng cây nguyên liệu thức ăn phục vụ cho chăn nuôi;

- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng chuỗi liên kết trong vùng quy hoạch từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, tiêu thụ giữ vai trò quan trọng. Cơ cấu lại chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn bò nhất là bò hướng thịt theo dự án của tinh;

- Thành lập các hợp tác xã chăn nuôi hỗ trợ dịch vụ vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho thành viên và tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, chăn nuôi bền vững;

- Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp và kết hợp với thức ăn thô xanh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; đồng thời ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng;

- Quy hoạch và chuyển đổi hợp lý đất vườn, đất cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng cây nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi;

- Tổ chức, quản lý cơ sở giết mổ, từng bước di dời và xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường trong khu vực đông dân, hình thành các điểm giết mổ tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đúng qui định;

- Xây dựng các điểm trình diễn  theo hướng phối giống trực tiếp;

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về các giống bò chuyên thịt cao sản; quy trình lai, cải tạo giống bò bằng phương pháp phối giống trực tiếp và các biện pháp chăm sóc nôi dưỡng.

- Tiêm phòng vacine LMLM và THT nhằm phòng chống bệnh cho đàn gia súc tham gia dự án.

- Tiếp tục công tác thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh xã, huyện cho các hộ chăn nuôi gia súc về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gia súc./.

Trạm Chăn nuôi và Thú y Tân Châu 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây