Vai trò của người nuôi chó, mèo và các dịch vụ phòng, trị chó, mèo trong việc tham gia thực hiện công tác phòng, chống bệnh dại

Thứ năm - 07/06/2018 15:00 174 0

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại  trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100%. Tuy vậy bệnh dại ở người có thể phòng và điều trị dự phòng. Tiêm phòng vắc xin dại 100% cho đàn chó, mèo là biện pháp hiệu quả phòng, chống bệnh dại.

Ngày 13/02/2017 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021";  Ngày 07/8/2017 UBND tỉnh ban hành Công văn số 2071/UBND-KTN về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

Bệnh dại trên chó lây truyền sang người, chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố, ngoài nguyên nhân gây bệnh còn bao gồm các điều kiện khác  như hoạt động kinh tế, đời sống vật chất, …..  không thể thiếu kiến thức hiểu biết về bệnh dại  của cộng đồng chính là yếu tố cốt lõi  đều làm ảnh hưởng đến phát sinh, tồn tại của  dịch bệnh. Chính vì vậy, vai trò của người nuôi chó, mèo  và các dịch vụ phòng trị bệnh chó, mèo có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác phòng chống bệnh dại vì các lý do sau:

Người nuôi chó, mèo và người thực hiện dịch vụ cho chó mèo thường xuyên tiếp xúc  với vật nuôi nguy cơ mắc bệnh khi bị chó mèo cắn  là rất cao.

Người nuôi chó, mèo và các dịch vụ cho chó, mèo có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm dịch bệnh qua các biểu hiện lâm sàng trên vật nuôi và việc gia tăng việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh.

Người nuôi chó, mèo khi nhận ra được nguy hiểm của bệnh Dại sẽ chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống đặc hiệu là tiêm vắc xin phòng bệnh

Để phòng chống bệnh Dại hiệu quả, người nuôi chó, mèo và các dịch vụ chó, mèo cần thực hiện các phương pháp sau:

- Người nuôi chó

+ Khai báo với Trưởng ấp hoặc Ủy ban nhân dân xã, cam kết nuôi nhốt, giữ chó trong khuôn viên của gia đình, đưa chó đi tiêm phòng bệnh dại, khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích , đeo rọ mõm và có người dắt.

+ Thực hiện 05 không:

a) Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương;

b) Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại;

c) Không nuôi chó thả rông;

d) Không để chó cắn người;

đ) Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.

+ Hướng dẫn người bị chó, mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại cắn xử lý vết thương và đến các điểm tiêm phòng dại để được khám và điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.

- Các dịch vụ phòng, trị chó, mèo góp phần tuyên truyền hướng dẫn các chủ nuôi chó, mèo về nhận thức  và tham gia công tác phòng, chống bệnh dại, báo cáo định kỳ  cho Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương về tình hình dịch bệnh.

Kết quả hợp tác của người nuôi chó, mèo và các dịch vụ phòng, trị bệnh chó, mèo là góp phần, chung tay khống chế và loại trừ bệnh dại./.

Phòng Dịch tễ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây