BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

Thứ hai - 04/02/2013 21:45 930 0
Bệnh LMLM gây ra nhiều thiệt hại trong chăn nuôi gia súc. Vậy bệnh LMLM là bệnh gì và phòng trị thế nào?

 

 

                    Nếu trước đây 2  năm ngành  chăn nuôi nước ta và cả thế giới gặp cơn đại dịch là H5N1. . Thì giờ đây ngành chăn nuôi nước ta lại tiếp tục đương đầu với một thử thách nữa đó là dịch  lở mồm long móng (LMLM). Tuy bệnh  LMLM không lây sang người, không làm chết người nhưng thiệt hại về kinh tế là rất lớn, bởi trâu, bò, heo,  là những con gia súc có giá trị lớn.  Một bò cái lai sind đẹp có giá từ 15 -20 triệu, số tiền  đó đối với nhiều hộ nông dân là cả một gia tài, hơn nữa số hộ nông dân  chuyên sống về nghề chăn nuôi heo, bò nhiều hơn so với hộ nuôi gà. Trước thực trạng bệnh LMLM lan  nhanh trên phạm vi toàn quốc  đã làm hoang mang rất nhiều trong bà con chăn nuôi . 

Tuy nhiên, không như dịch cúm gia cầm H5N1 hoành hành suốt 3 năm liên tiếp, đã đưa  người chăn nuôi vào bước đường phá sản, phải bán đất trả nợ vay và chuyển nghề. Nhưng khi nhà nước đã vào cuộc dù phải tốn rất nhiều tiền của,  công sức để khống chế được dịch cúm gia cầm. Con người đã điều chế ra được vaccine phòng H5N1, tuy có muộn màng  nhưng đến  2005-2006 thì  cũng đã khống chế được dịch cúm gia cầm H5 N1

Còn với bệnh LMLM đã có vaccine từ lâu. Nhưng do công tác tiêm phòng chưa được chú trọng đúng mức nên đã để phát dịch. Đó là một điều rất đáng tiếc. Dù sao thì dịch cũng đã gây ra nhiều thiệt hại. Việc tìm hiểu bệnh LMLM cũng giúp cho bà con thêm thông tin để đối phó với bệnh. Vậy bệnh LMLM là bệnh gì ?

Đúng như  tên gọi của nó, khi thú mắc loại bệnh này sẽ lở ở mồm và long ở móng .

             Nguyên nhân :

Bệnh do siêu vi trùng có ARN thuộc họ Picornaviridae gây nên. Triệu chứng sốt, nổi bọng nước trên tất cả loài thú có móng chẻ. gia súc nuôi cũng như  hoang dã.

Bệnh có tính chất dịch lớn, lây lan rất nhanh, rất mạnh gây thiệt hại lớn về kinh tế và nằm trong danh mục những bệnh phải công bố dịch trong tất cả quốc gia . 

Gồm 4 giống:

-Enterovirus.

-Rhinovirus.

-Cardiovirus.

-Aphtovirus.

* Hiện nay người ta đã xác định có 7  typ virus, trong đó có 3 typ  phổ biến là O,A,C.  Ngoài ra typ Asia 1  có chủ yếu trên lục địa Châu Á. Các typ SAT 1,  SAT 2, SAT 3    chủ yếu có trên lục địa Châu Phi. Tuy nhiên trong một typ cũng có một vài biến đổi.

* Do tính chất không có  miễn dịch giữa các typ (ví dụ Vaccine typ A không bảo vệ để chống lại  virus typ  O ) và do các thay đổi về kháng nguyên của virus  FMD  trong một typ là rộng lớn . Vì vậy vaccine tốt nhất  và có tính  đặc hiệu cao phải là vaccine được tạo ra từ các chủng được phân lập  từ vùng thực tế nhiễm bệnh. 

             Vật cảm thụ :

Các loài thú cảm thụ với bệnh này là thú 4 chân  thuộc họ móng chẵn  như : Heo, Trâu, Bò, Dê, hươu nai…..

             Đường lây truyền :

* Lây trực tiếp: Do tiếp xúc trực tiếp với dịch viêm, nước bọt gia súc bệnh.

Gián tiếp: Ruồi muỗi, gió, không khí, dụng cụ  chăn nuôi, người chăm sóc thú bệnh….

             Đường xâm nhập:

*  Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do ăn phải nước bọt dịch viêm dính vào rơm cỏ. Qua đường hô hấp do gió khuyến tán virus trong không khí, qua niêm mạc mắt, mũi miệng, vết thương hoặc lây qua đầu vú ( tuyến sữa) . 

            Cách sinh bệnh:

*  Khi virus vào cơ thể bằng những con đường trên, chúng tấn công vào các hạch lâm ba và vào máu tác động lên  thần kinh trung ương (TKTW)  làm con vật sốt 40-410C  kéo dài 5-7 ngày. 

            Triệu chứng

Thời gian nung bệnh kéo dài từ  2-7 ngày,  biến thiên từ 36 giờ đến 20 ngày .

 

Đối với bò:

            - Giai đoạn xâm nhập : từ 2- 3 ngày.

*  Thời kỳ siêu vi nhiễm máu với các biểu hiện: ăn không ngon, kém nhai lại, nhiệt độ lên 40 0 C và bắt đầu xuất hiện những triệu  chứng :Nóng ở da, niêm mạc, hầu hết ở vùng mõm và miệng )

            -Giai đoạn biểu hiện tình trạng :

*  Nổi bọng nước, cùng với sự giảm dịu xuống những triệu chứng tổng quát :

 

Ở miệng:

-Chảy nhiều nước bọt

-Nghiến răng

-Lấy và giữ  thức ăn khó khăn

-Nhai rất chậm và khổ sở

-Xuất hiện những bọng nước, dạng tròn hay bầu dục, kích thước thay đổi từ hạt đậu đến đồng tiền xu. Trong 3-5 ngày,  dịch lâm ba trong bọng nước từ trong trở nên đục, bọng nước bị vỡ để lộ những vết thương đỏ, lở loét có những hạt mịn và sau đó hóa sẹo.

Ở chân:

*  Quanh móng chân vùng thượng bì non nổi từng đám mụn mủ, lở loét viêm nhiễm cộng với vi khuẩn phụ nhiễm làm con vật  xuất hiện những bọng nước ở vành móng và khoảng giữa các ngón, có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Sau đó  những bọng nước vỡ, để lại những vết lở loét. Có thể có mủ,  gây thương tích rất dể long móng, tróc móng thú đi khập khễnh, đi đứng khó khăn, bệnh nặng nằm  một chỗ, đa số thú non chết trước khi có biểu hiện triệu chứng LMLM, do bị viêm ruột tiêu chảy sốt cao.

*  Ở thú cái Vú xuất hiện những bọng nước trên núm vú hay ngay ở đầu núm vú ở kênh sữa làm viêm bầu vú gây lở loét từng đám. Thú có cảm giác rất đau khi sờ

            -Giai đoạn kết thúc :

*  Sau 8-15 ngày, thú có thể trở lại bình thường. Những chỗ có bọng nước sẽ hóa sẹo,  các chức năng sinh lý, tiêu hóa, vận động, phục hồi ….hoạt động bình thường. Sảy thai là ca kết hợp hiếm hoi trên bò.

             Phòng trị:

*  Khi thú mắc bệnh ta cần chú ý nâng cao sức đề kháng, vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại định kỳ khi có dịch ngày 1 lần. Khi chưa có dịch 1 tuần 1 lần. Cần báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất đến kiểm tra, xác minh, khoanh vùng có dịch, cách ly những con mắc bệnh để xử lý.

*  Tiến hành tiêm phòng toàn đàn bằng vaccine LMLM. Những con mới mắc bệnh có thể dùng một số chất chua như : Khế, chanh, dấm trộn với muối chà vào trong miệng, lưỡi. Sau đó dùng nước muối rửa sạch các kẽ chân, lau khô, bôi lên các vết loét ở chân bột phèn chua trộn lẫn cao ACID BORIC. Dùng vải băng móng chân lại. Nhốt bò nơi khô ráo,  cho ăn cỏ non, uống nước sạch. Không vận chuyển gia súc ra vào hoặc đi qua vùng có dịch.

*  Kết hợp điều trị kháng sinh chống phụ nhiễm, các loại vitamin để nâng thể trạng. Thú sẽ lành bệnh sau 7-10 ngày.

*  Khác với các loại virus khác virus LMLM gia tăng mật số theo cấp số giảm (tức là mỗi ngày mật độ virus trong cơ thể thú giảm dần, điều này giải thích tại sao có những thú bệnh ta chỉ cần vệ sinh bên  ngoài mà thú vẫn khỏi bệnh, sở dĩ thú khỏi bệnh là do mật độ virus trong máu giảm và nhờ vào chính sức đề kháng của thú.

*  Vậy tại sao có bệnh phải mang thiêu hủy thú bị bệnh?  Đúng vậy để chận đứng sự bùng phát dịch bệnh, biện pháp tiêm phòng vaccine con khỏe và thiêu hủy  con vật bệnh là cách duy nhất, bởi vì những thú mắc  bệnh LMLM sau 7-10 ngày tự khỏi hoặc nhờ điều trị chăm sóc tốt thì đã có miễn dịch nhưng chính những thú này là vật mang trùng chúng tiếp tục gieo rắc mầm bệnh ra môi trường sống đối với trâu bò là 3 năm.

*  Đối với heo là 6 tháng. 

*  Ngoài ra chúng ta cần lưu ý là dịch LMLM phát  dịch theo chu kỳ ( riêng điều này giống bệnh sốt xuất huyết ở người) cứ  3 năm phát lại 1 lần. Các  con vật mắc  bệnh, đã khỏe lại ấy là mần bệnh nhưng chưa đúng chu kỳ nên không phát ra, thêm 2 năm nữa đúng chu kỳ của dịch .Sẵn có mầm bệnh trong môi trường, dịch sẽ nổ ra đó là điều tất nhiên.

                    *Biện pháp thiêu hủy  những con mắc bệnh dù rất tốn kém, xót xa nhưng nhìn xa trông rộng vì lợi ít lâu dài chúng ta nên chấp hành theo chủ trương của nhà nước để nước ta và thế giới thanh toán bệnh LMLM vào năm  2010.

                                                                                           BS thú y -Nguyễn Thị Mơ-2006   

(Bài viết có tham khảo tài liệu “Nghiên cứ phát triển chăn nuôi lợn của các tác giả: PGS TS Nguyễn Thiện –GS TS Trần Đình Miên- PGS TS Võ Trọng Hốt)

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây