Tình hình sản xuất và chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 21/10/2016 00:00 333 0

Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng, là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình, chúng cung cấp một lượng lớn xenlulozơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời một số loại rau quả còn cung cấp các khoáng đa vi lượng, vitamin và một số hợp chất sinh học cần thiết cho hoạt động của con người.Chính vì thế, nhu cầu về rau quả là cần thiết và rất được quan tâm đặc biệt là rau quảan toàn và sạch.

Trong thời gian gần đây, các thông tin về các vụ việc liên quan đến rau quả kém chất lượng, sản xuất không an toàn cho nên người tiêu dùng hiện đang rất lo ngại chất lượng của các loại rau xanh bày bán trên thị trường, bởi phần lớn không rõ nguồn gốc,không thương hiệu nhãn mác, nhất là tại các chợhay các cửa hàng nhỏ lẻ.

Trong nhiều năm canh tác rau theo lối mòn truyền thống, nay nhiều nông dân  đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn trên rau, quả đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người tiêu dùng.

Hiện nay Tây Ninh có khoảng 19.000 – 20.000 ha, năng suất bình quân 15 tấn/ha, sản lượng rau hằng năm trên địa bàn ước đạt 285.000 – 300.000 tấn/năm, chủng loại rau trên địa bàn tỉnh rất phong phú và đa dạng, ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh còn cung cấp cho các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích trồng rau quả phân bốkhông đều tại các địa phương, nhưng hiện nay đã xây dựng 08 mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại 7 huyện, thành phố trên diện tích 22 ha với sự tham gia của 68 hộ nông dân. Rau an toàn diện tích hiện nay là 839.809 m2 với 19 cơ sở cho sản lượng 4.255 tấn/năm và có 08 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.


Vườn rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGRAP tại HTX Long Mỹ, Long Thành Bắc, Hòa Thành, Tây Ninh

Tuy nhiên, diện tích trồng rau còn nhỏ lẻ, không tập trung; trình độ nông dân, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên gặp khó khăn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; mặt khác thị trường tiêu thụ không ổn định, giá sản phẩm rau quả sạch, an toàn chưa tương ứng với chất lượng sản phẩm, vì vậy người trồng rau chưa mạnh dạn đầu tư. Để giải quyết một phần khó khăn trên đề án "Sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020" của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh,để hướng tới một nền công nghệ rau xanh sẽ tiến hành xây dựng 43 điểm trình diễn về các loại giống, kỹ thuật canh tác mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết tại địa phương, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Có tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất để đăng ký chứng nhận VietGAP. Xây dựng 14 mô hình trồng rau áp dụng công nghệ cao tại các vùng có điều kiện thâm canh, ứng dụng vào sản xuất: sử dụng nhà kính, giống mới, chất lượng cao; hệ thống tưới, bón phân tự động,… định hướng đến năm 2020, có 50% diện tích sản xuất tại các vùng rau chuyên canh áp dụng công nghệ cao.


Mô hình trồng rau rừng Gia Lai trong nhà kính ở Châu Thành

Phấn đấu đến năm 2020 Tây Ninh có 90% diện tích sản xuất rau được giám sát, kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP là 20%. Một trong các mục tiêu hướng đến là 100% chợ tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh phải có cửa hàng kinh doanh rau an toàn. Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh cũng đang hoàn chỉnh Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn và xây dựng một số thương hiệu hàng hóa nông sản để thuận lợi trong tiêu thụ.

 

                                                                                               Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây