Hiện nay tình trạng ô nhiểm môi trường rất là trầm trọng nó xảy ra khắp mọi nơi và mọi thứ như không khí, rát thảy sinh hoạt, rát thảy công nghiệp… Ô nhiểm môi trường hiện nay là một vấn nạn mà rát thảy từ thuốc BVTV là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiểm môi trường.
Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Muốn giải quyết bài toán trên chúng ta, tất cả mọi người cùng chung tay chung sức mới có thể giải quyết được.
Như vậy nhà quản lý là người đứng mũi chịu sào, các cơ quan chuyên ngành cùng nhau vào cuộc .
Thứ nhất: Hiện nay rát thảy từ bao bì thuốc BVTV khi sử dụng xong nông dân không có thói quen không gom lại mà bỏ ngay tại ruộng hoặc vứt tứ tung kể cả bỏ xuống các lòng kênh. Hình ảnh này gây không thiện cảm tới mọi người.
Thứ hai: Nông dân sử dụng thuốc BVTV quá nhiều, trung bình cứ 10 ngày phun trên lúa một lần. Trên rau thì nhiều hơn có khi chiều phun sáng mai thu hoạch đây là mối nguy tìm ẩn xủi ro rất lớn cho người tiêu dùng.
Hiện nay ở nông thôn, người dân chưa tự giác gom rác thảy bỏ đúng nơi quy định, nhất là rác thảy từ thuốc BVTV. Đồng thời chưa có nơi để bà con nông dân bỏ rác thảy từ thuốc BVTV ngoại trừ các điểm sản xuất theo Mô hình VietGAP thì nhà nước mới có đầu tư chổ chứa rác thảy từ thuốc BVTV. Vậy cần nhân rộng mô hình VietGAP hơn nữa để hạn chế bớt rác thảy từ thuốc BVTV, tràng lan trên cách đồng và hạn chế được ô nhiểm môi trường.
Một khi đã hội nhập thì sản xuất hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, có như vậy hàng hóa Việt Nam mới có cơ hội gia nhập vào thị trường thế giới.
Một số biện pháp khắc phục ô nhiểm môi trường ở nước ta hiện nay như sau:
- Nhà quản lý cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuyên ngành về bảo vệ môi trường, trong đó cần có những chế tài xử phạt thực sự đủ mạnh, để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
- Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quy định, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
- Tăng cường công tác nắm tình hình và thanh tra, giám sát về môi trường, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là các cơ quan trực tiếp quản lý, nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiểm môi trường của các tổ chức cá nhân.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh quy hoạch tràn lan thiếu đồng bộ.
Ý kiến bạn đọc