Biện pháp quản lý rầy bông xoài

Thứ ba - 24/11/2020 00:00 413 0
Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Để có biện pháp quản lý rầy bông xoài có hiệu quả cao, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh, Phòng Bảo vệ thực vật và Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tân Biên phối họp thực hiện điều tra, sự xuất hiện gây haị của rầy bông xoài trên cây xoài.

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch.


Mùa xoài trổ bông

Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích, cộng với chất thải của rầy trên lá, bông, cành tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, che phủ bề mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

Một con cái có thể đẻ từ 100-200 trứng. Thành trùng rất linh hoạt, ngay khi vũ hóa chúng di chuyển ngay đến chồi non hoặc bông để đẻ trứng. Khi mật số rầy cao có thể nghe tiếng nhảy xào xạc của rầy trong lá. Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút bông xoài. Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa của lá non và bông. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra chủ yếu là bông, làm cho bông bị rụng, trái đậu ít và trái non cũng bị rụng. Ngoài ra, phân của rầy thải ra là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen trên chùm bông và mặt dưới lá. Thời gian sống của thành trùng khoảng 4-7 ngày.


                    Rầy bông xoài

Để có biện pháp quản lý rầy bông xoài có hiệu quả cao. Ngày 31/7/2020 Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh đã phân công Phòng Bảo vệ thực vật và Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tân Biên phối họp thực hiện điều tra, sự xuất hiện gây haị của rầy bông xoài trên cây xoài.

Qua điều tra rầy vào đèn vào 2 đỉnh cao, thứ 1 từ ngày 19/8 đến 22/8/2020 với số con vào bảy đèn từ (508-916), thứ 2 từ ngày 17/9 21/9/2020 với số con vào bảy đèn từ (256-916) phù hợp vào 2 thời điểm trổ bông nhiều. Sau khi trái hình thành và phát triển, mật số rầy giảm dần. Do ảnh hưởng thời tiết nên bông xoài không tập trung trổ bông 1 lần mà phải kéo dài mặc dù nông dân có xử lý hóa chất để kích thích ra bông.

Thiên địch của rầy bông xoài có nhiều loại như nhện, bọ rùa, ong ký sinh trứng Eulophids, Mymarids, kiến vàng, nấm ký sinh Verticilium, Hirsutella, Beauveria.

Để phòng trừ rầy bông xoài hiệu quả, cần áp dụng biện pháp tổng hợp như:

- Tùy theo giống xoài mà bố trí mật độ trồng thích hợp, không quá dầy.

- Không bón thừa phân đạm, bón cân đối NPK.

- Sau khi thu hoạch cần tiến hành tỉa cành, vệ sinh vườn cho vườn được thông thoáng. Dùng bẫy đèn để thu hút diệt rầy trước khi ra bông.

- Nên phun ngừa vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá.

 

 

 

Bẫy đèn thu hút rầy bông xoài

Ghi chú

Khi thật cần thiết thì mới xử lý thuốc BVTV để phòng trừ rầy bông xoài.

Khi sử dụng thuốc BVTV  thì phải tuân thủ theo 4 đúng, an toàn hiểu quả, bảo vệ môi trường./.

Chi cục Trồng trọt và BVTV (TTTBVTVTB)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây