TỪ RAT, RAU SẠCH ĐẾN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Thứ hai - 28/10/2013 17:45 122 0

 Ngày 27 tháng 9 năm 2013 tại khách sạn White Palace. Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Hội thảo lần thứ nhất với chuyên đề “Nông Nghiệp hữu cơ, thực trạng và định hướng phát triển. Đến tham dự có các Viện Trường, chuyên gia nước ngoài, Trung tâm nghiên cứu, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục BVTV, một số nông dân tiêu biểu các các tỉnh phía nam.

Theo báo cáo GS.TS Phạm Thị Thùy PCT Hiệp hội đã nêu khái quát bức tranh về lịch sử ra đời của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, ở Việt Nam những thuận lợi khó khăn và thách thức của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trong thời gian gian tới.

Nông nghiệp hữu cơ thế giới được khởi sướng từ năm 1920 - 1940 của nhiều tác giả Sir Albert Howerd và bà Eva Balfour đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về ý tưởng Nông nghiệp hữu cơ và chính họ là người tiên phong đi đầu trong phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ (NNHC) về độ phì của đất và phối quan hệ sinh học với sức khỏe của con người và động vật. Các mô hình sản xuất NNHC ở châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Năm 1970 các sản phẩm (SP) hữu cơ được ra đời và phát triển việc chứng nhận cho người sản xuất thúc đẩy sự gắn bó giữa người sản xuất và tiêu dùng.  Đến nay có 27 nước đã xây dựng xong tiêu chuẩn quốc gia, nhiều nước đã thành lập cơ quan giám sát và cấp giấy chứng nhận SP hữu cơ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Như vậy NNHC trên thế giới là vấn đề rất quan trọng là cơ hội tạo ra thị trường và xây dựng thương hiệu cho các nước phát triển trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam với truyền thống hơn 4.000 năm lịch sử, nền nông nghiệp Việt Nam vốn phát triển tự nhiên. Đến năm 1954 người Pháp đưa máy móc và phân hóa học, thuốc BVTV vào trồng trọt, 50% lượng phân hóa học được cây trồng sử dụng còn 50% bay đi hơi, tửa trôi, thuốc BVTV dư thừa tồn tại trong đất, nước gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, sử dụng không hợp lý dẫn đến kháng thuốc của sâu, bệnh hại, tàn dư thuốc BVTV trong sản phẩm đều có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường sống.

Như vậy từ rau an toàn đến rau sạch rồi đến sản phẩm NNHC đây là xu hướng chung của thời đại. Mục tiêu của sản xuất NNHC hiện nay ở VN là: Sản phẩm có trị dinh dưỡng cao; Tăng cường chu kỳ sinh học trong hệ thống trang trai; Duy trì tăng cường độ màu mở của đất; Tăng cường hệ thống khép kín có thể; trách gây ô nhiễm môi trường, duy trì bảo vệ môi trường  trong canh tác nông nghiệp: Giảm thiểu nguồn nguyên liệu không có khả năng phục hồi.

Ở Việt Nam Bộ NN và PTNT đã ban hành NNHC số 10TCN602-2006 tháng 12/2006 nhưng chưa hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên có một số tấm gương điển hình tiên phong sản xuất gạo thơm Hoa Sữa HC, rau HC, cá đồng tự nhiên HC của Công ty CP thương mại Viễn Phú, tỉnh Cà Mau được tổ chức Hà Lan giám định cấp chứng nhận. Mô hình rau HC Bá Hùng ở Đà Lạt. Mô hình trồng cam sành HC ở Hàm Yên, Tuyên Quang và các mô hình HC như: Tôm, cá basa, chè, hạt điều, dứa, gia vị, tinh dầu xã, rau quả,…đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuât khẩu.

 Theo báo cáo của chuyên gia Từ Thị Tuyết Nhung. Kỹ thuật canh tác hữu cơ không có nghĩa đơn thuần là thay thế đầu vào vô cơ bằng hữu cơ sẽ tạo ra sản phẩm là hữu cơ. Nguyên tắc bao trùm trong canh tác HC là đảm bảo cây trồng được sống và phát triển tự nhiên, được tôn trọng, được sống trong môi trường sinh thái công bằng. Sản xuất NNHC cần chú trọng những điểm như sau:

Đa dạng sinh học, các sinh vật phải sống cùng với nhau trên cùng một đồng ruộng, thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau trong hệ thống canh tác giúp duy trì độ phì của đất. Vùng đệm: Vùng sản xuất HC phải được bảo vệ không bị nhiễm hóa chất; Vùng sản xuất không thể sản xuất 2 dạng cây trồng HC và không HC; Giống sử dụng là giống địa phương, nếu mua hạt giống phải xử lý nước ấm để loại hóa chất ra khỏi hạt giống, không sử dụng hạt giống biến đổi GEN (GMO); Phân ủ và đầu vào HC “Đất là linh hồn của NNHC” đất khỏe sẽ tạo ra cây khỏe, các sản phẩm phân bón bán trên thị trường có tên gọi là HC hay sinh học đều không được sử dụng vì có thể chứa hóa chất. Cách ủ phân phải được kỹ thuật viên dự án ADDA hướng dẫn tùy theo loại rau màu mà cách ủ, thời gian ủ khác nhau; Che phủ và luân, xen canh. Sử dụng thân, lá để che phủ; Quản lý sâu bệnh, chọn cây khỏe chống chịu với sâu bệnh, luân canh, dùng thuốc trừ sâu sinh học bắt sâu bằng tay; Sơ chế cung cấp NNHC theo hợp đồng.

Tuy nhiên sản xuất NNHC mất rất nhiều công sức khó thực hiện trên diện rộng; Những vùng đất bạc màu cây phát triển còi cọc, nhiều sâu bệnh;  Tác dụng phân HC và chế phẩm sinh học có tác dụng chậm, cây trồng sử dụng HC năng suất thấp, sản phẩm chưa đẹp mắt. Đời sống dân trí còn thấp, việc sản xuất nhiều bất cập.

Những hạn chế cuộc cách mạng xanh và công nghiêp hóa nông nghiệp đã dẫn đến nhiều nước phải quay lại với sản xuất NNHC. Trong đó có Việt Nam việc làm này đã đưa nông nghiệp HC ngày càng được nâng cao có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của xã hội trực tiếp là người tiêu dùng và yêu cầu nội địa.

Ks Nguyễn Văn Nhành - TTKN Tỉnh

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây