VAI TRÒ CỦA CHẤT CAN XI (Ca) TRONG CÂY

Thứ hai - 29/07/2013 22:20 271 0
Can xi rất cần thiết cho phát triển bình thường của cây, trong qui trình trồng trọt nên chú ý cung cấp đủ Can xi cho cây

Can xi rất cần thiết cho phát triển bình thường của cây, trong qui trình trồng trọt nên chú ý cung cấp đủ Can xi cho cây.

Can xi góp phần gia tăng phẩm chất nông sản: tạo màu sắc ở hoa, hương vị đặc trưng ở các loại quả, hạt, khắc phục hiện tượng trái và thịt nhão, sưọng, bị lỏng ruột. Bón đủ can xi sẽ kéo dài thời gian tồn trữ, giảm thiểu sự giảm sút phẩm chất trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

Triệu chứng thiếu can xi thường biểu hiện rõ ở các phần non của cây: Ở chóp ngọn, đầu cành, trên các lá non, ở chóp lá, cóp trái, tức là những nôi mà khi đang phát triển thì lượng can xi cung cấp không đủ cho nhu cầu của cây. Cây thiếu can xi sẽ có các hiện tượng như chồi ngọn và các lá non không phát triển, thân lá mềm, các lá non bị vặn vẹo, bìa lá non, chóp trái bị thối. Vỏ trái mỏng hoặc bị nứt, ruột lỏng, thịt nhão hoặc bị sượng, cứng, phẩm chất kém, không giữ được lâu. Đối với cây cho hạt, có tỷ lệ thụ phấn kém, hạt lép lửng nhiều.

Can xi là loại dưỡng chất cần thiết cho tất cả các loại cây trồng. Một số cây trồng có nhu cầu can xi rất lớn, hoặc có biểu hiện rõ rệt khi thiếu can xi. Đó là các nhóm cây thuộc họ cà, đậu phọng, đậu nành và các loại rau quả như: bắp cải, dưa hấu, xoài, nhãn, cam quýt, nho…

Những loại phân có chứa can xi được dùng phổ biến hiện nay là: Vôi nông nghiệp và Calcium Nitrate.

Đối với vôi nông nghiệp, thường dùng bón lót (khi làm đất)

Đối với phân Calcium Nitrate (19% Ca ở dạng hoà tan hoàn toàn, 15,5%N trong đó có 14,4% đạm ở dang Ni-trat) được bón vào các thời điểm sau:

+Lúc cây đang có nhu cầu dinh dưỡng cao, cây ngắn ngày nên bón vào giai đoạn cây đang tăng trưởng nhanh, cây lâu năm nên bón vào giai đoạn phục hồi sau thu hoạch và lúc sắp ra hoa.

+ Lúc cần gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cây sắp vào giai đoạn chắc hạt, phát triển trái.

*Cần lưu ý: Phân Calcium Nitrate được cây hấp thu rất nhanh và cũng dễ bị mất nếu cây không sử dụng hết nên chỉ cần bón với số lượng vừa phải và ngay vào lúc cây trồng đang có nhu cầu.

- Đối với cây lúa: Trên ruộng lúa, có thể bón vào các giai đoạn sau:

+Bón thúc nở bụi: Trong trường hợp ruộng lúa phát triển kém (do đất phèn mặn, sau hạn hán, cấy dặm…), có thể dùng bón vá để giúp lúa phát triển đồng đều.

+ Bón rước bông: Khoảng 1 tuần trước khi lúa trổ, giúp lúa trổ bông nhanh, gọn, bông lớn, hạt nhiều.

+ Bón nuôi hạt: 1 tuần sau khi lúa trổ đều để giúp hạt lúa được chắc đều, nặng hạt.

Lượng phân dùng mỗi lần từ 3-5kg cho 1000m2. Chú ý mức nước ruộng ở mức vừa phải để giảm thiểu phân hao hụt.

- Đối với cây ăn quả:

Cây ăn quả ở giai đoạn trưởng thành (thời kỳ kinh doanh)cần bón Cacium Nitrate để cây sai trái, trái to và có phẩm chất tốt, giảm sâu bệnh.

Có thể bón 3-4 đợt mỗi vụ: Bón phục hồi cây sau thu hoạch, bón khi cây sắp ra hao, bón nuôi trái vào giai đoạn trái phát triển. Tuỳ theo loại, tuổi cây và mật độ trồng, có thể bón từ 5-10kg/1000m2 mỗi lần.

- Đối với các loại rau đậu:

Dùng phân hoà nước (pha ở nông độ 5/1000, tức là 50g phân cho 10 lít nước), dùng tưới hoặc phun vào lá và phần gốc ở giai đoạn cây con, khoảng 5-7 ngày phun 01 lần.

Rải 3-5 kg phân /1000m2 vào đầu giai đoạn cây đang lớn nhanh, lúc trái, hạt đang phát triển.

 

Chú ý: Phân Calcium Nitrate chỉ chứa 2 loại dưỡng chất là Ca và N nên không chỉ sử dụng một loại phân này để bón cho cây trồng mà cần phải bón kết hợp với lân và ka li.

Phạm Thu -2008

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây