Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ

Thứ ba - 18/10/2016 00:00 294 0

2.  Tác nhân gây bệnh

Do nấm Pirycularia oryzae gây ra. Nấm sản sinh bào tử và lây lan nhờ gió.

3. Điều kiện để bệnh phát triển mạnh:

- Gieo sạ giống nhiễm bệnh.

- Bón phân không cân đối, bón quá nhiều phân đạm.

- Thời tiết âm u, thiếu nắng, có mưa kéo dài; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, sáng sớm có sương mù.

-   Ruộng lúa khô hạn, thiếu nước.

4. Biện pháp phòng trừ:

a.   Biện pháp phòng:

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Chọn giống chống chịu bệnh, sử dụng giống cấp xác nhận trở lên để hạt giống khỏe.

-  Sạ thưa với lượng giống 120 kg/ha hoặc sạ theo hàng từ 80 – 100 kg/ha.

            -  Bón phân cân đối hàm lượng N:P:K và bón phân đạm theo nhu cầu của cây.

            - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác (cày sâu, bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng, có thời gian cách ly giữa hai vụ lúa, …) cho lúa khỏe, tăng sức chống chịu.

-  Không để ruộng khô, thiếu nước nhất là trong lúc dịch bệnh đang phát triển.

            - Thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện.

b.   Biện pháp trị :

Đạo ôn trên lá: Chỉ dùng thuốc hóa học khi bệnh có hướng phát triển.

Đạo ôn cổ bông: Nên áp dụng thuốc hóa học lúc cây lúa đang làm đòng (cây lúa có tim đèn), tốt nhất nên phun thuốc 2 lần:

+  Lần 1: 5 – 7 ngày trước khi lúa trổ hoặc lúa trổ 5%.

+  Lần 2: Sau khi lúa trổ đều.

Lựa chọn thuốc đặc trị bệnh đạo ôn để phun xịt, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Lim 20WP, Fuel-one 40EC, Beam 75WP, Filia 525SE, Rocksai super 525SE, Fuji-one 40EC, Kasai 21,2WP, Flash 75WP, Bum gold 40EC, ForvilNew 250SC, Vista 72,5WP, Rabcide 30WP, Fuan 40EC, Amistar Top 325SC, Bingle 320WP,…

*  Một số điểm cần lưu ý:

+ Khi lúa ở giai đoạn trổ nên phun thuốc lúc chiều mát và đảm bảo lượng nước từ 400 – 600 lít/ha. 

+ Sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn thuốc và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

+ Khi cây lúa đang nhiễm bệnh nên ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không phun phân qua lá có hàm lượng đạm.

+ Phun thuốc khi lá lúa đã ráo sương.

+ Ruộng phải có độ ẩm, tuyệt đối không để ruộng khô.

 

 

                                                                                                   Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổng hợp.

 


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây