Bệnh nứt vỏ trên cây cao su và biện pháp phòng trị

Thứ ba - 18/07/2017 23:00 2.626 0
Cao su là một trong loại cây trồng chủ lực của tỉnh với diện tích trồng 99.356 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 87.865 ha (theo số liệu thống kê năm 2016).. Hiện nay trên nột số vườn cao su tiểu điền xuất hiện rải rác bệnh nứt vỏ xì mủ, đây là bệnh hại khá nguy hiểm đối với cây cao su vì có khả năng làm cho cây khô miệng cạo không còn khả năng cho mủ

Cao su là một trong loại cây trồng chủ lực của tỉnh Tây Ninh với diện tích trồng 99.356 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 87.865 ha (theo số liệu thống kê năm 2016). Các huyện có diện tích cây cao su lớn như Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Dương Minh Châu, trong đó huyện Tân Châu có diện tích sản xuất toàn huyện trên 35.000 ha. Hiện nay trên một số vườn cao su tiểu điền xuất hiện rải rác bệnh nứt vỏ xì mủ, đây là bệnh hại khá nguy hiểm đối với cây cao su có khả năng làm cho cây khô miệng cạo không còn khả năng cho mủ.

1. Triệu chứng

- Triệu chứng bệnh rất đa dạng tùy thuộc vào giai đoạn tuổi cây, vị trí trên thân và đặc điểm của dòng vô tính.

Đối với cây có phần vỏ đã hóa nâu, triệu chứng ban đầu là những mụn nhỏ kích thước 1 – 2 mm, sau đó các mụn này liên kết lại với nhau tạo thành từng cụm mụn với diện tích 4 – 5 cm2 hoặc phát triển ra toàn bộ thân cành.

Lớp ngoại bì bong tróc ra khỏi vỏ, phần trung bì và nội bì trở nên cứng và dày hơn. Sau khi nấm xâm nhập vào trung bì và nội bì một thời gian dài sẽ gây ra những vết nứt, đôi khi có mủ rĩ ra từ những vết nứt, trên thân cây bị bệnh đôi khi xuất hiện các chồi.

Khi cây bị hại nặng sẽ dẫn đến mất diện tích vỏ cạo cũng như làm giảm sản lượng qua việc thu hẹp vùng huy động mủ, cũng như hệ thống vòng ống mủ.

Hậu quả lớn nhất do bệnh gây ra khi nấm đã xâm nhiễm vào sâu bên trong phần nội bì, dẫn đến khô mặt cạo.

Trong quá trình sống ký sinh và hoại sinh, nấm tiết ra cellulase (ß-glucosidase) để phân hủy cellulose và hemicellulose của mô gỗ.



Vết bnh liên kết to thành tng cm mn, lp ngoi bì bị bong tróc.


Triệu chứng bệnh nhẹ với những mụn nhỏ nằm rải rác trên thân


2. Tác nhân gây hại: Do nấm Botriodyploidia theobromae

3. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

Nấm hình thành bào tử trên bề mặt của vết bệnh và phát tán nhờ gió, mưa, côn trùng,… và nhiễm vào cây ký chủ (chủ yếu qua vết thương cơ giới). Nấm Botryodiplodia theobromae là nấm ký sinh và hoại sinh luôn có sẳn trong đất, xác bã thực vật và phần ngoại bì của vỏ cây.

Nấm hoạt động mạnh vào giai đoạn mùa mưa, do nấm cần ẩm độ cao, trong mùa khô nấm tồn tại ở dạng tiềm sinh, đồng thời ký sinh trên nhiều loại cây trồng khác, tấn công hầu hết các bộ phận của cây,…

4. Cách phòng trị

- Cách phòng:

+ Thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Hạn chế vết thương cơ giới.

+ Vệ sinh cỏ dại để tạo sự thông thoáng trong vườn.

+ Trong trường hợp cây đã bị bệnh nứt vỏ, để hạn chế lây lan từ cây bệnh sang cây khác nên nhúng dao cạo vào dung dịch thuốc đặc trị trước khi cạo cây kế tiếp.

- Cách điều trị bệnh nứt vỏ, có thể sử dụng một trong số các công thức thuốc hóa học trừ nấm bệnh như:

+ Thuốc chứa hoạt chất Metalaxyl  (Mataxyl 500WG, …), Mancozeb (Dithane 600OS, Manthane M 46 80WP, Fovathane 80WP,…), Hexaconazole (Hexin 5SC, Callihex 5SC, Anvil 5SC,...),  Propiconazole (TILUSA super 250 EC) + chất bấm dính nồng độ 1%.   

+ Hoặc thuốc phối trộn 2 loại hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb (Fortazeb 72WP, Biorosamil 72WP, Mexyl  MZ 72WP, Ricide 72WP , Vimonyl 72WP, …) + chất bấm dính nồng độ 1%.

Lưu ý: Trước khi xử lý thuốc hóa học nên nạo lớp tế bào chết bên ngoài nhằm giúp tăng hiệu lực của thuốc trị bệnh và sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn thuốc./.     

Trạm Trồng trọt và BVTV Tân Châu tổng hợp

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây